Cụ thể, một người dùng có nickname s27 là chủ sở hữu của hai bức ảnh NFT thuộc bộ sưu tập Bored Ape đình đám. Đây là bộ sưu tập NFT phổ biến và có giá trị nhất hiện nay trên thị trường. Hai bức ảnh NFT Bored Ape mà s27 sở hữu được định giá lên tới 550.000 USD.
Sau đó, s27 có đăng tải hai bức ảnh NFT của mình lên Swap.Kiwi, đây là một trang web cho phép mọi người trao đổi NFT với nhau. s27 đã được đề nghị một giao dịch béo bở, đó là đổi 2 NFT Bored Ape của mình lấy 3 NFT khác cũng thuộc bộ sưu tập Bored Ape.
Tuy nhiên cái gì quá tốt để trở thành sự thật, thường không có thật. Hóa ra 3 bức ảnh NFT mà s27 được đề nghị trao đổi lại là hàng giả. Mà không phải loại hàng giả cao siêu nào đó, mà là loại hàng giả được tạo ra bằng cách không thể nào dễ dàng hơn.
Kẻ lừa đảo đã chụp màn hình của những bức ảnh NFT Bored Ape chính hiệu, lưu lại dưới dạng JPEG và sau đó photoshop để thêm vào dấu xác nhận (giống như tem chống hàng giả). Trên thực tế không có cách nào để kiểm tra tính xác thực, s27 đã dễ dàng bị lừa và chấp nhận giao dịch tưởng như béo bở này.
Kết quả là s27 đã đổi 2 bức ảnh NFT Bored Ape trị giá tới 550.000 USD của mình để lấy 3 bức ảnh JPEG vô giá trị. Các chuyên gia về tiền mã hóa và thị trường NFT cũng cho biết rằng không có cách nào để đảo ngược lại giao dịch trên, cũng như không thể truy ra được kẻ đã lừa đảo.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, iflscience)
Kaspersky: Xu hướng tấn công tiền mã hoá, NFT sẽ tăng trong năm 2022
Trong bối cảnh người dân Đông Nam Á thuộc nhóm giao dịch tiền số hàng đầu, kẻ tấn công sẽ nhắm vào nhóm này, và tác động của nó sẽ không chỉ giới hạn trong thị trường tiền số.