Mậu dịch thời bao cấp là loại hình kinh doanh đã được xóa bỏ hơn 30 năm. Hiện nay, không ít những cửa hàng kiểu này vẫn còn với biển hiệu cũ, như một chứng tích của "trung tâm quyền lực" một thời.
Cửa hàng mậu dịch hay cửa hàng bách hóa bán, phân phối hàng hóa cho người dân hiện diện khắp các địa phương thời bao cấp. Lúc đó, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường. Người dân chưa được phép vận chuyển hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác.
Hàng hóa khan hiếm, khó mua khiến hiện tượng người dân luôn phải chen chúc, xếp hàng để mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm,... trở nên phổ biến. Những nơi này trở nên như những "trung tâm quyền lực", với những mậu dịch viên (những người đảm nhiệm việc bán, phân phối hàng hóa,... ) được người dân thời ấy gọi là người "thét ra lửa" và "người yêu lý tưởng",...
Tồn tại hơn 30 năm, từ 1986, nhà nước xóa bỏ bao cấp. Các cửa hàng mậu dịch quốc doanh được chuyển đổi, cho thuê hoặc tự kinh doanh.
Hiện nay, không ít địa phương vẫn tồn tại những tòa nhà xưa là cửa hàng mậu dịch, bách hóa như một chứng tích gợi nhớ về thời bao cấp xưa tuy đã chuyển đổi sang kinh doanh cá thể.
|
Nằm ở vị trí trung tâm cũ của thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất, Hà Nội), cửa hàng mậu dịch quốc doanh Thạch Thất vẫn giữ nguyên tòa nhà 3 mặt phố từ những thập kỷ 50 của thế kỷ trước.
|
|
Nơi đây từng là nơi bán, phân phối các loại hàng hóa thiết yếu cho người dân huyện Thạch Thất suốt hơn 30 năm.
|
|
Tuy đã chuyển đổi loại hình kinh doanh, tòa nhà cùng biển hiệu vẫn giữ gần như nguyên vẹn với nhiều quầy bán các loại hàng hóa khác nhau.
|
|
Tòa nhà "Mậu dịch quốc doanh" được xây từ giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước giờ vẫn là nơi kinh doanh các loại hàng hóa nhưng do tư nhân đảm nhiệm dưới các hình thức khoán, thuê mặt bằng.
|
|
"Hiệu sách nhân dân" cũng là hình thức kinh doanh được nhà nước quản lý trong thời bao cấp hiện vẫn còn tồn tại ở huyện Thạch Thất.
|
|
Được xây dựng từ năm 1959, tòa nhà từng là "Cửa hàng tổng hợp huyện Quốc Oai" (Hà Nội) vẫn giữ được hình hài kiến trúc từ khi xây dựng.
|
|
Sau khi nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, cũng như tất cả những cửa hàng mậu dịch trên toàn quốc, nơi này cũng được giao khoán, cho thuê mặt bằng cho các hộ cá thể.
|
|
Bên trong "Cửa hàng tổng hợp huyện Quốc Oai" được bài trí hàng hóa theo kiểu tủ kính ngăn người mua, người bán giống kiểu bày hàng hóa thời bao cấp.
|
|
Tòa nhà "Hiệu sách nhân dân huyện Quốc Oai" vẫn tiếp tục kinh doanh sách, truyện từ thời bao cấp.
|
|
Tuy biển hiệu tòa nhà đã từng là cửa hàng mậu dịch quốc doanh đã không còn nhưng hiện "Hiệu sách nhân dân huyện Hoài Đức" (Hà Nội) vẫn được duy trì tại trung tâm thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức.
|
|
Cũng đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ nhà nước sang tư nhân quản lý, cửa hàng "Thương nghiệp tổng hợp" (một tên gọi khác của cửa hàng mậu dịch thời bao cấp) vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
|
Lê Anh Dũng