Vợ chồng tôi vừa ra đến cửa thì vèo một cái, hộp mứt bay thẳng ra giữa sân. Kèm theo đó là từ trong nhà, tôi nghe tiếng thím đay nghiến.

Nhắc đến chuyện biếu quà Tết, tôi vẫn nhớ như in một kỷ niệm. Nó có lẽ sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời…

Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi. Ngày Tết, mọi người không quá nặng nề chuyện biếu quà. Nếu có biếu quà ai chúng tôi thường mang đến trước Tết, khi thì cân giò, lúc gói măng, gói miến hoặc chai rượu vừa nấu xong…

Ngày Tết, chúng tôi chỉ đến nhà nhau, ngồi cắn hạt dưa, hạt hướng dương hay ăn cái bánh, cái kẹo rồi chuyện trò vui vẻ. Như thế là tôi đã thấy vui lắm rồi.

Nhưng ở nhà chồng tôi lại khác. Quê anh ở một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tết đầu tiên, hai vợ chồng tôi từ Hà Nội về quê. Cứ nghĩ như quê mình, tôi sắm sửa cho gia đình rồi mua thêm vài kg măng, miến để biếu họ hàng.

Sau đó, mùng 1 Tết, vợ chồng tôi lại đến chơi từng nhà trong họ. Tuy nhiên, chúng tôi không tay xách nách mang như nhiều người chúng tôi gặp trên đường.

Vào nhà những người tôi đã biếu quà trước Tết thì vẫn niềm nở, hỏi han nhưng những người tôi không gửi quà biếu thì không được vui vẻ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Năm sau, nghe lời mẹ chồng, tôi rút kinh nghiệm không mua măng miến hay bất cứ loại đặc sản nào để biếu. Thay vào đó, tôi mua mấy chục hộp bánh giá vài chục nghìn để đến nhà nào chúng tôi cũng có quà. Quả thực năm ấy, vợ chồng tôi đến nhà nào cũng thấy vui. Ai cũng niềm nở chuyện trò.

Đến năm tiếp theo, tôi sinh con. Hai đứa ra đời cùng một lúc nên Tết đó, chỉ có chồng tôi về. Anh cũng về tranh thủ nên không mua sắm quà cáp gì. 

Đến năm thứ 5, hai vợ chồng tôi đưa con về ăn Tết. Chúng tôi lại sắm sửa quà bánh. Mỗi gói quà trị giá khoảng 20 - 30 nghìn. Tuy nhiên, đến nhà nào, các ông bà, cô bác thấy trẻ con cũng mừng tuổi 10 nghìn, 20 nghìn. Tôi nghĩ đến ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của tục lì xì nên thấy rất vui và vui vẻ nhận về cho con.

Năm sau, mọi việc lại diễn ra tương tự. Vợ chồng tôi lại đưa theo hai con đến chúc Tết từng nhà.

Thế nhưng, vừa đến nhà bà thím (tức vợ của chú ruột chồng tôi, nay chú đã mất), liếc nhìn hộp mứt trị giá hơn 30 nghìn và lá trầu quả cau của vợ chồng tôi đặt lên ban thờ, mặt thím tôi đanh lại.

Thím thờ ơ và khó chịu hẳn. Sau đó, thím đứng dậy, lấy trong tủ ra hai tờ 5 nghìn mừng tuổi cho hai bé nhà tôi và ngồi trò chuyện một cách rất miễn cưỡng.

Tôi thấy thái độ của thím không được vui vẻ nên xin phép ra về. Tuy nhiên, vợ chồng tôi vừa ra khỏi cửa thì vèo một cái, hộp mứt bay thẳng ra giữa sân. Kèm theo đó là từ trong nhà, tôi nghe tiếng thím đay nghiến. 

Thím bảo: “Mang tiếng giàu có ở Hà Nội mà năm nào cũng như năm nào, đến chúc Tết được hộp mứt đểu. Lại còn dẫn đàn dẫn đống để tôi phải mừng tuổi, chả khác gì mình mua bánh giá đắt”.

Chồng tôi cũng nghe rõ mồn một. Mặt anh tím đi. Các con tôi thì ngơ ngác. Tôi phải kéo anh và hai con ra cổng, coi như không nghe thấy gì. Thế nhưng từ đó, tôi cảm thấy chán ghét cái Tết quê chồng.

Vợ chồng tôi ở Hà Nội nhưng vẫn đi thuê nhà chứ nào có giàu có gì. Hơn nữa tôi nghĩ, Tết nhất là dịp để anh em họ hàng gặp nhau, nói với nhau câu chuyện, ăn với nhau miếng bánh sau một năm trời cật lực làm việc vậy mà ngày Tết ở quê chồng tôi sặc mùi tính toán.

Vì thế bây giờ, nghĩ đến Tết, tôi thấy dửng dưng. Tôi chẳng muốn về quê chồng hoặc có về tôi cũng không muốn đến nhà ai…

...
Tết Nguyên Đán (Tết Cổ truyền) được xem là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Việc chi tiêu sắm Tết, mua quà biếu gia đình, họ hàng, vấn đề mừng tuổi... khiến không ít người lo lắng, băn khoăn. Độc giả có bài viết chia sẻ về chủ đề này, xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng cảm ơn!

Nhìn quà Tết con dâu mua về, mặt bố chồng biến sắc

Mẹ chồng em cẩn thận lên cả danh sách để chúng em mua đồ chúc Tết cho khỏi sót. Em nhìn bản danh sách đến gần 100 nhà, nhà nào cũng được mẹ đóng mở ngoặc yêu cầu lễ to to mà buồn cả lòng.

Hoảng hốt vì chồng đòi biếu nhà nội 50 triệu tiêu Tết

Nghe chồng nói năm nay sẽ biếu Tết nhà nội 50 triệu mà em choáng váng, không tin nổi vào tai mình.

Lê Hà (Hà Nội)