- Đánh giá cán bộ đa chiều 360 độ, dù là rất mới ở nước ta, nhưng sẽ là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công vụ. 

Đánh giá cán bộ đa chiều 360 độ - là khái niệm mới lần đầu tôi nghe do ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức TƯ đề xuất tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ trình hội nghị TƯ 7 khoá 12.

Để lãnh đạo không là kỳ đà cản mũi

Lâu nay, rất nhiều bài viết đồng nhận định đánh giá cán bộ là khâu hết sức quan trọng, nhưng cũng là khâu khó và khâu yếu trong công tác cán bộ, thường bị chi phối bởi sự cả nể, ngại va chạm, cảm tính cá nhân, sự ràng buộc bởi các quan hệ lợi ích...

Từ đó dẫn đến việc bố trí, sử dụng cán bộ không đúng thực chất, làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống công vụ.

Văn kiện Đại hội 12 của Đảng chỉ rõ: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có tiêu chí cụ thể và giải pháp khắc phục”.

{keywords}
 

Thực tế, bộ máy nhà nước còn nhiều người, nói vui là đến cơ quan để uống trà và nhìn kim đồng hồ, sáng “cắp ô đi chiều cắp ô về”, nhưng nếu không sai phạm gì, cuối năm đánh giá chí ít cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thế nên mới có tình trạng “sống lâu lên lão làng”. Hiện cũng còn một số lãnh đạo không biết gõ máy tính; việc sử dụng email, tra cứu thông tin trên mạng là không tưởng. Khỏi phải nói, lãnh đạo như vậy thì khác gì con kỳ đà ngồi cản mũi, mắt xích thừa trong bộ máy, ngồi chặn dòng thông tin từ dưới lên và trên xuống.

Vậy nên cách thức đánh giá cán bộ như hiện nay rõ ràng đã bị lỗi và cần phải được sửa đổi kịp thời. Do vậy, đánh giá cán bộ đa chiều 360 độ, dù là rất mới ở nước ta, nhưng nói không hề chủ quan, tôi tin đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công vụ.

Đánh giá cán bộ đa chiều 360 độ là làm thế nào?

Như ông Phạm Minh Chính đã nói, “trên đánh giá xuống, dưới đánh giá lên, trong đánh ra, ngoài đánh vào”.

Chỉ bấy nhiêu việc, nhưng chắc rằng sẽ thay đổi hẳn về chất trong công tác đánh giá cán bộ. Vì sao? Người làm trong bộ máy nhà nước lâu nay dường như chỉ quen chịu trách nhiệm trước cấp trên; hoàn thành nhiệm vụ mức độ nào là do cấp trên quyết định.

Kiểu đánh giá từ trên xuống này dễ dẫn đến tình trạng cấp dưới có thói quen nịnh nọt, lấy lòng cấp trên; riết rồi nhiều lãnh đạo phải mắc bệnh nan y “rất thích nịnh” như ông Trưởng Ban Tổ chức TƯ đã nói. Do vậy, phải bổ sung đánh giá từ dưới lên; nghĩa là cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm và chịu sự đánh giá của cấp dưới.

Nhiều vấn đề theo quy định phải có sự thoả thuận, thống nhất của tập thể cơ quan, phải đưa vào quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; lãnh đạo cũng chỉ được làm những gì quy định cho phép; nên rõ ràng cũng phải chịu trách nhiệm và chịu sự đánh giá của cấp dưới.

Kinh nghiệm 360 độ từ cơ sở

Các địa phương như Quảng Trị, Quảng Ngãi đã ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; yêu cầu tất cả cán bộ lãnh đạo trong hệ thống phải xây dựng chương trình hành động 5 năm, hàng năm và ký cam kết với tập thể cơ quan.

Điều này chỉ giúp cho lãnh đạo làm việc minh bạch, dân chủ, có trách nhiệm và hiệu quả cao hơn.

“Trong đánh giá ra” - theo tôi đây là kiểu trách nhiệm với bản thân, đòi hỏi người làm công chức phải tự đánh giá, làm việc theo lương tâm, tự giác tuân thủ các chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của tổ chức để bảo đảm hiệu quả công việc.

Cuối cùng, “ngoài đánh vào” - nghĩa là tổ chức, công dân sẽ là người đánh giá thái độ thân thiện và khả năng làm việc của công chức.

Điều này thực tế đã làm tốt tại một số trung tâm hành chính công như Quảng Ninh, TP.HCM; có như vậy thì mới thực sự chuyển thái độ của bộ máy nhà nước từ quản lý sang phục vụ và xem tổ chức, công dân liên hệ công tác là khách hàng để phục vụ.

Bởi vậy, mong rằng đánh giá đa chiều 360 độ mà Trưởng Ban Tổ chức TƯ đề xuất sẽ sớm được áp dụng để giải quyết “khâu yếu nhất” trong công tác cán bộ và góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu quả công vụ.

Ta đang mắc bệnh nan y ‘rất thích nịnh’

Ta đang mắc bệnh nan y ‘rất thích nịnh’

Trưởng Ban Tổ chức TƯ nêu lại ý kiến của nhiều bí thư tỉnh uỷ chỉ ra tình trạng: “Ta đang mắc bệnh nan y rất thích nịnh”.

 

Vụ Oceanbank sau Tết xử, không để không khí Xuân nặng nề

Vụ Oceanbank sau Tết xử, không để không khí Xuân nặng nề

"Vụ Oceanbank để sau Tết xử, không để không khí nặng nề dịp vui Xuân. Sự nhân văn trong cuộc đấu tranh cũng là thế".

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.

 

Ông Phạm Minh Chính: 'Chúng ta đang có vấn đề trong kiểm soát quyền lực'

Ông Phạm Minh Chính: 'Chúng ta đang có vấn đề trong kiểm soát quyền lực'

Ông Phạm Minh Chính cho rằng, kiểm soát quyền lực trong thời gian vừa qua chưa tốt nên đã xảy ra nhiều vấn đề.

Ông Phạm Minh Chính: Ở Trung ương không có 'chạy'

Ông Phạm Minh Chính: Ở Trung ương không có 'chạy'

Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính khẳng định: Không biết đồng chí dưới thế nào, ở TƯ không có "chạy".

Cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý được bổ nhiệm như thế nào?

Cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý được bổ nhiệm như thế nào?

Quy định 105 nêu rõ trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được thực hiện theo 5 bước.

Nguyễn Viết Vy