{keywords}
Ông Lee Kun Hee đến tiếp nhận câu hỏi của công tố viên về cáo buộc trốn thuế tại Hàn Quốc năm 2008. Ảnh: AP

Samsung không công bố nguyên nhân cái chết của Chủ tịch. Ông Lee lên cơn đau tim vào năm 2014 và không còn khả năng làm việc.

Năm 1987, ông Lee tiếp quản tập đoàn Samsung sau khi cha ông, nhà sáng lập Lee Byung Chull qua đời. Khi ấy, phương tây chỉ biết đến Samsung như một nhà sản xuất tivi giá rẻ và lò vi sóng kém chất lượng bán tại các cửa hàng giảm giá.

Ông Lee Kun Hee đã thúc đẩy Samsung tiến lên không ngừng nghỉ nhờ vào các tiến bộ kỹ thuậ. Vào đầu những năm 1990, Samsung vượt qua nhiều đối thủ Nhật và Mỹ để trở thành người tiên phong trong thị trường chip nhớ. Hãng cũng thống trị thị trường màn hình phẳng. Những năm 2000, Samsung một lần nữa khuynh đảo thị trường di động khi điện thoại cầm tay trở thành thiết bị điện toán cá nhân quyền lực.

Ngày nay, Samsung đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc, là một trong những tập đoàn chịu chi cho R&D lớn nhất thế giới. Ông Lee Kun Hee là Chủ tịch Samsung Group từ năm 1987 đến 1998, Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics từ năm 1998 tới 2008, Chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 đến khi qua đời. Ông cũng là người giầu nhất Hàn Quốc.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, dù có nhiều chuyên gia gia nhập Samsung để cáng đáng tập đoàn, ông Lee vẫn luôn là người có ảnh hưởng lớn và đưa ra các hướng đi mang tính chiến lược.

Dù vậy, tương tự các đế chế kinh doanh gia đình trị khác của Hàn Quốc, sự nghiệp của ông Lee cũng không ít thị phi. Năm 1996, ông Lee bị kết tội hối lộ Tổng thống nhưng sau đó được ân xá. Hơn một thập kỷ sau, ông bị phát hiện trốn thuế nhưng được tha bổng lần nữa. Lần này, ông tiếp tục vận động hành lang để đưa Thế vận hội mùa đông đến với thị trấn miề núi Pyeongchang năm 2018.

Không lâu sau Thế vận hội mùa đông năm 2018, Tổng thống Lee Myung Bak - nhiệm kỳ 2008 - 2013 - bị kết án 15 năm tù vì nhận 5,4 triệu USD hối lộ từ Samsung để ân xá cho ông Lee Kun Hee.

Ông Lee Kun Hee sinh ngày 9/1/1942 tại Daegu. Cha của ông trước khi thành lập Samsung là một người xuất khẩu hoa quả và cá khô. Ban đầu, Samsung phát triển nhờ vào ác mặt hàng tiêu dùng chủ lực như đường, dệt may, sau đó mở rộng sang bảo hiểm, đóng tàu, xây dựng, bán dẫn… Ông Lee Kun Hee tốt nghiệp đại học Waseda tại Tokyo năm 1965. Sau đó, ông học thạc sỹ tại đại học Geogre Washington nhưng không có bằng.

Ông bắt đầu sự nghiệp tại công ty truyền hình Tongyang, một công ty con của Samsung, vào năm 1966. Ông làm việc cho Samsung C&T chuyên về thương mại và xây dựng trước khi được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Samsung Group năm 1979. Khi trở thành Chủ tịch năm 1987, ông thừa hưởng từ người cha định hướng lập kế hoạch cho tương lai xa, ngay cả khi thời điểm hiện tại có vẻ tốt lành. 

Trong cuộc phỏng vấn với Forbes không lâu sau khi nhận vị trí mới, ông Lee Kun Hee cho biết công ty đang trong giai đoạn chuyển giao vô cùng quan trọng. Nếu không nhanh chóng chuyển sang các ngành công nghiệp nặng về công nghệ và vốn, sự tồn tại của họ có thể gặp nguy hiểm.

Tính khẩn trương của quá trình chuyển đổi được thể hiện rõ khi ông triệu tập nhiều giám đốc cao cấp của Samsung Electronics tới một khách sạn sang trọng tại Frankfurt năm 1993. Trong nhiều ngày, ông giảng cho họ nghe và hối thúc họ từ bỏ lối làm việc và tư duy cũ kỹ. “Thay đổi mọi thứ, trừ vợ và con của bạn”, đây là một trong những câu nói nổi tiếng của ông.

Ông chỉ ra Samsung cần tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm thay vì tăng thị phần. Họ cũng phải đưa nhân tài từ nước ngoài về và yêu cầu giám đốc cao cấp phải tìm hiểu thị trường quốc tế, tìm cách cạnh tranh. 

Chang Sea Jin, giáo sư Đại học quốc gia Singapore, nhận xét nỗ lực của ông Lee Kun Hee giống như “Mao Trạch Đông tìm cách thay đổi tư duy của người Trung Quốc”.

Năm 1995, ông ghé thăm nhà máy Samsung tại thị trấn Gumi sau khi một lô hàng điện thoại di động bị phát hiện hỏng hóc. Điều xảy ra sau đó đã trở thành huyền thoại. Theo cuốn sách “Samsung Electronics và khó khăn với lãnh đạo của ngành điện tử”, 2.000 công nhân nhà máy Gumi tập trung trên sân và phải đeo băng đô ghi chữ “Quality First” (ưu tiên chất lượng hàng đầu). Ông Lee và ban giám đốc người phía dưới một biểu ngữ ghi “Quality is My Pride” (chất lượng là tiềm tự hào của tôi).

Cùng nhau, họ chứng kiến cảnh số điện thoại, máy fax, hàng tồn kho khác… trị giá 50 triệu USD bị đập nát và đốt cháy. Nhân viên khóc không ngừng.

Sự nghiệp của ông Lee không hoàn hảo. Tin rằng điện tử sẽ là phần không thể tách rời với xe hơi, ông thành lập một bộ phận xe hơi vào giữa những năm 1990 nhưng phải bán tháo vào năm 2000. 

Samsung bước vào giai đoạn chinh phục thế giới vào những năm 2000 khi sử dụng thiết bị hào nhoáng và cách tiếp thị bóng bẩy để đưa tên mình lên bản đồ quốc tế và lấy lòng người dùng phương tây. Dù vậy, ông Lee hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Ông là người sưu tập xe thể thao và tác phẩm nghệ thuật có tiếng.

Năm 2007, ông xác định khủng hoảng tiếp theo mà Samsung có thể gặp phải, đó là Trung Quốc đi lên trong lĩnh vực sản xuất cấp thấp, còn Nhật và phương Tây vẫn dẫn đầu về công nghệ hiện đại. Hàn Quốc - bao gồm Samsung - mắc kẹt ở giữa. Ngay khi chuẩn bị đại tu Samsung, những cáo buộc trốn thuế của ông lại nổi lên. Thay vì chống lại lệnh bắt giữ, ông gây sốc cả Hàn Quốc khi lên tivi thông báo từ chức.

“Tôi đã hứa 20 năm trước rằng cái ngày ma Samsung được công nhận là doanh nghiệp hàng đầu, mọi thành quả và vinh quang sẽ là của các bạn. Tôi thực sự xin lỗi vì đã không giữ được lời hứa ấy”, ông Lee phát biểu năm 2008.

Ông Lee được ân xá vào năm 2009 và quay lại làm Chủ tịch Samsung năm 2010. Sau khi lên cơn đau tim vào năm 2014, con trai của ông, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong trở thành gương mặt đại diện cho công ty.

Du Lam (Theo NYT) 

'Thái tử' Samsung sang Việt Nam làm gì?

'Thái tử' Samsung sang Việt Nam làm gì?

Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong vừa khởi hành sang Việt Nam hôm nay và sẽ làm việc trong 3 ngày.