Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krem, Tập đoàn WEFORYOU, Tập đoàn CHRISTOF System và một số Việt kiều đến trao tặng thiết bị, vật tư y tế.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các hoạt động hợp tác của IMC Krems với các trường đại học và cơ sở đào tạo của Việt Nam; đề nghị IMC Krems tiếp tục nghiên cứu và tăng cường hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để đào tạo đội ngũ sinh viên trong những lĩnh vực trường có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu như kinh doanh, số hóa và kỹ thuật, y tế và khoa học công nghệ…

Tổng Giám đốc Công ty Christof Systems (thuộc Tập đoàn Christof Industries) Wolfgang Nestler cho biết, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp ráp sản xuất và bảo trì các nhà máy công nghiệp. 

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp GS. TS Karl C. Ennsfellner, Giám đốc điều hành Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Christof Industries đã có các hoạt động hợp tác và cung cấp dịch vụ về y tế cho một số đối tác Việt Nam trong giai đoạn 2000-2006, tại trung tâm y tế Vietsovpetro, Bệnh viện 19/8… Lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn hợp tác với đối tác Việt Nam để triển khai các dự án xử lý chất thải y tế trực tiếp tại bệnh viện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam luôn hướng đến sự phát triển bền vững, trong đó hiệu quả kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường; các mô hình xử lý rác thải chuyên ngành phù hợp bệnh viện tuyến huyện và hệ thống cơ sở ý tế xã.

Đây là những vấn đề hiện nay Việt Nam rất quan tâm. Vì vậy, đề nghị công ty trao đổi và làm việc với bộ ngành để được hướng dẫn cụ thể về việc tham gia các dự án xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế.

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Wolfgang Nestler, Tổng Giám đốc lãnh đạo Công ty Christof Systems (thuộc Tập đoàn Christof Industries).

Tập đoàn WEFORYOU trao tặng Việt Nam 30 nghìn khẩu trang y tế N95, 10 nghìn bộ kit xét nghiệm kháng nguyên. Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và đề nghị WEFORYOU phối hợp và trao đổi chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Áo, bộ ngành hữu quan để triển khai dự án thành công và hiệu quả tại Việt Nam; trong đó nghiên cứu đầu tư sản xuất vật tư và trang thiết bị y tế tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các tập đoàn, công ty cùng các đối tác nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam các trang thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp nhận thiết bị y tế của ông Armin Amirpanah, Tổng Giám đốc Tập đoàn WEFORYOU.

Chủ tịch Quốc hội đã tiếp doanh nhân Trần Đăng Khoa, Việt kiều tại Đức và gia đình ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco trao tặng Việt Nam 1,2 triệu bộ kít xét nghiệm Covid-19. Ông Trần Đăng Khoa cũng vận động Chủ tịch Công ty ME Capital Menahem Esnhoren trao tặng Việt Nam 300 nghìn bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19.

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp nhận 300.000 bộ kít xét nghiệm Covid-19 của ông Menahem Esnhoren, Chủ tịch Công ty ME Capital Beteilgungen.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm làm việc tại trụ sở Liên hợp quốc ở thủ đô Vienna và gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Mariano Grossi.

Tổng Giám đốc Rafael Mariano Grossi chào mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến thăm làm việc tại trụ sở IAEA, cảm ơn Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực và là đối tác quan trọng của cơ quan này. 

Tổng Giám đốc IAEA hoan nghênh Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2021-2023 và mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp cho IAEA.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao vai trò của IAEA trong thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, hợp tác khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực hạt nhân vì mục đích hòa bình và phát triển, đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực này.

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt đánh giá IAEA đã có nhiều đóng góp, hỗ trợ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ các chuyên gia y tế trong lĩnh vực y học phóng xạ - xạ trị, y học hạt nhân và chẩn đoán hình ảnh, đào tạo cách sử dụng giải trình tự gen để xác định đặc trưng của virus gây bệnh Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật trong hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý và ứng dụng hiệu quả năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế, đi đôi với bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, hoạt động hợp tác về nước và môi trường, hỗ trợ Việt Nam chuyển giao công nghệ, đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn.

Tổng Giám đốc Rafael Mariano Grossi công bố IAEA sẽ cung cấp 3 bộ thiết bị xét nghiệm PCR di động và một số lượng lớn sinh phẩm, trị giá 470.000 euro (tương đương 558.000 USD). Đây là các thiết bị được IAEA nghiên cứu và phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ hạt nhân nhằm chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm các loại virus khác nhau, được chế tạo dựa trên kỹ thuật tiên tiến gọn nhẹ, dễ vận chuyển nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chức năng của một phòng thí nghiệm hoàn chỉnh. 

3 đề xuất của Chủ tịch Quốc hội tới IPU

Trong ngày 6/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarta Pacheco. 

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarta Pacheco.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, việc tham dự các hoạt động của IPU là một nhiệm vụ quan trọng trong ngoại giao nghị viện đa phương của Việt Nam nhằm thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích, thể hiện quan điểm quốc gia về các mối quan tâm chung trên toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung....

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 đề xuất để IPU trở thành một tổ chức hoạt động hiệu quả hơn nữa. Thứ nhất, tích cực thúc đẩy những sáng kiến nhằm đổi mới hoạt động, nâng cao vai trò của IPU trong các vấn đề quốc tế hiện nay, nhất là phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa IPU và Liên hợp quốc, đảm bảo lợi ích chung của các Nghị viện thành viên, đóng góp vào sự phát triển của ngoại giao nghị viện thế giới, củng cố hợp tác đa phương.

{keywords}
 

Thứ hai, thúc đẩy Ban Thư ký IPU triển khai dự án hợp tác 3 bên giữa Nghị viện thành viên-IPU và Liên hợp quốc để hỗ trợ và tạo điều kiện để Quốc hội Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế, nhất là trong vấn đề phát triển bền vững, giảm nghèo, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Thứ ba, Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức các hội nghị chuyên đề theo đề nghị của IPU coi đây là cơ hội vừa hỗ trợ IPU vừa nâng cao năng lực hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm.

Bày tỏ nhất trí với các đề xuất, Chủ tịch IPU Duarta Pacheco khẳng định sẵn sàng đến Hà Nội trao đổi trực tiếp, cụ thể để triển khai sáng kiến của Việt Nam, trong đó có việc tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội nghị khu vực về các mục tiêu phát triển bền vững, phục hồi kinh tế, hội nghị toàn cầu các nghị sỹ trẻ… giữa các kỳ đại hội đồng IPU.

UN sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đảm bảo an ninh biển

Tại cuộc gặp với bà Ghada Fathi Waly, Trưởng Văn phòng Liên hợp quốc tại Áo, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời, hiệu quả của Liên Hợp Quốc đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tiếp cận các nguồn viện trợ, tư vấn xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý, triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội...

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành Văn phòng Liên hợp quốc tại Vienna.

Các hoạt động hợp tác của Quốc hội với Liên hợp quốc tại khu vực đã mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ trực tiếp hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, góp phần nâng cao kỹ năng cho đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19; mong muốn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế sau đại dịch, đi đôi với khắc phục những tác động tiêu cực của Covid-19 đối với sinh kế của người dân.

Trưởng Văn phòng Liên hợp quốc tại Áo khẳng định cam kết của UN trong việc tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam; chiến lược hoạt động trong thời gian tới, UN chú trọng tăng cường hợp tác với nghị viện các nước, trong đó có Quốc hội Việt Nam,

Bà Ghada Fathi Waly đánh giá cao và ủng hộ đề xuất của Việt Nam đưa ra tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về tăng cường an ninh biển lần đầu tiên được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tổ chức, về việc thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do Liên Hợp Quốc điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung và khẳng định UN sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đảm bảo an ninh biển.

Thành Nam - Ảnh: Doãn Tấn

Hợp tác với Việt Nam là tiếp cận với thị trường có hơn 1 tỷ dân

Hợp tác với Việt Nam là tiếp cận với thị trường có hơn 1 tỷ dân

Các doanh nghiệp Áo hợp tác với Việt Nam là tiếp cận với 650 triệu dân ở ASEAN và một thị trường lớn hơn nữa với 800 triệu dân của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).