- Với kinh nghiệm nhiều năm tiếp nhận và điều trị các trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não), ông đánh giá như thế nào về nguy cơ đột quỵ ở người cao huyết áp (tăng huyết áp)?
Cả tăng huyết áp tâm thu và tâm trương đều là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra các loại đột quỵ hiện nay. Tăng huyết áp lâu dài làm tổn thương thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối làm tắc mạch. Cơn tăng huyết áp quá cao (tăng huyết áp kịch phát) có thể gây đột quỵ chảy máu não, phù não. Vì vậy, cách tốt nhất giúp ngăn ngừa đột quỵ ở người cao huyết áp là phải chủ động kiểm soát huyết áp thật tốt và giữ huyết áp ổn định lâu dài.
- Thưa ông, được biết tỉ lệ người cao huyết áp không tuân thủ phác đồ điều trị vẫn ở mức cao, nhiều người tự ý bỏ thuốc hay giảm liều thuốc tây y mà không hỏi ý kiến bác sĩ, điều này gây nguy hiểm như thế nào đến người bệnh ?
Bên cạnh ưu điểm mang đến tác dụng nhanh, thuốc tây y dùng lâu ngày lại có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như ho, dị ứng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và thậm chí kháng thuốc. Đây cũng là lý do khiến nhiều người cao huyết áp lo ngại, tự ý giảm liều tây y với mong muốn giảm bớt tác dụng phụ.
Ngoài ra, việc điều trị cao huyết áp thường kéo dài nên người bệnh ngoại trú rất khó tuân thủ theo phác đồ. Điển hình nhất là tình trạng người bệnh khi thấy huyết áp đã về chỉ số mục tiêu thì vội vàng giảm liều, dừng thuốc vì sợ rằng uống thêm nữa sẽ “tụt quá”. Hậu quả là việc kiểm soát huyết áp trở nên rất khó khăn, huyết áp dễ tăng cao đột ngột, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ bất kỳ lúc nào.
- Thưa ông, hiện nay Đông - Tây y kết hợp đang là xu thế mới trong điều trị cao huyết áp tại nhiều nước trên thế giới. Đánh giá của ông về phương pháp này như thế nào?
Quan điểm điều trị của Đông y hướng tới phục hồi công năng các tạng phủ, trị bệnh từ gốc, giúp bệnh nhân ổn định huyết áp một cách từ từ. Phương pháp Đông - Tây y kết hợp đã được Bộ Y Tế nước ta khuyến khích áp dụng trong điều trị cao huyết áp tại các cơ sở. Việc kết hợp tinh hoa của hai nền y học này với nhau sẽ giúp phát huy thế mạnh của cả hai bên, từ đó tăng cường hiệu quả kiểm soát huyết áp, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tân dược. Tôi cũng đã từng tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều người cao huyết áp theo phương pháp này, kết quả đều cho phản hồi tốt.
Hiện nay, trên thị trường tràn lan các sản phẩm thảo dược với công dụng hỗ trợ hạ huyết áp. Người bệnh lưu ý cần tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất sứ, lâu năm trên thị trường, sản xuất tại các cơ sở có uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng và được Bộ y tế cấp phép, tránh tiền mất tật mang.
- Có sản phẩm thảo dược cụ thể nào được ông đánh giá cao trong việc hỗ trợ ổn định huyết áp hiện nay?
Trong các dòng sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiện nay, tôi đánh giá cao TPBVSK Hạ áp Ích Nhân do công ty Nam Dược sản xuất. Sản phẩm Hạ áp Ích Nhân được chiết xuất từ địa long, hòe hoa, nattokinase, các vị thảo dược khác trong bài "Giáng áp hợp tễ", đã được nghiên cứu có tác dụng giúp hỗ trợ hạ huyết áp, đồng thời hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ tai biến (đột quỵ).
Khi tư vấn, tôi thường cho bệnh nhân dùng thêm TPBVSK Hạ áp Ích Nhân với liều dùng ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên kết hợp với thuốc tân dược. Thường người bệnh dùng một thời gian, chỉ số huyết áp cũng kiểm soát ổn định ở mức an toàn. Căn cứ vào tình hình người bệnh, có thể giảm liều tây y xuống, như vậy vừa hạn chế được tác dụng phụ, vừa giảm sự phụ thuộc vào thuốc điều trị cho người bệnh.
Đặc biệt quan trọng, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hay TPBVSK, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng, tập luyện hàng ngày khoa học, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc, kiểm soát tốt các bệnh lý nền…
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị: thực hiện lối sống khoa học, thường xuyên kiểm tra huyết áp và tái khám định kỳ, tránh dừng thuốc đột ngột sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe tốt, dự phòng đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác.
Xin cảm ơn ông!
Ninh Dương (thực hiện)