Chiều 15/1, ông Tạ vẫn tham gia buổi ký kết thỏa thuận với công đoàn của hãng. Khi đó, ông đến địa điểm tổ chức vào khoảng 14h, đeo khẩu trang và chào các phóng viên. Tuy nhiên, theo Focus Taiwan, ông đã không bắt tay các quan chức có mặt với lý do bị cúm. 

chu tich 1a.jpg
Ông Tạ Thế Khiêm. Ảnh: China Airlines

Bác sĩ tim mạch Lưu Trung Bình (Trung Quốc) cho biết, theo nghiên cứu mới nhất, cảm cúm có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên hơn 6 lần. Đây là kết quả của một nghiên cứu chuyên sâu ở Hà Lan trên 26.000 bệnh nhân cảm cúm do virus. 

Thời tiết mùa đông lạnh giá khiến nhiều người bị bệnh. Bác sĩ Lưu biết một số trường hợp như “Anh ấy nói mệt và đi ngủ sớm nhưng sáng hôm sau trở bệnh” hay “Không phải ông ấy chỉ bị cảm cúm sao? Tại sao ông ấy đột nhiên lên cơn đau tim?”…  

Tại sao một cơn cảm cúm nhỏ lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy? Liệu thực sự có mối liên hệ giữa cảm cúm và nhồi máu cơ tim

Bác sĩ Lưu cho rằng phản ứng viêm của cảm cúm có thể dẫn đến huyết khối; virus cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương mạch máu. Thời tiết lạnh cũng khiến máu trở nên đặc hơn, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó dẫn tới đau tim hoặc đột quỵ.

Trong khi đó, theo tạp chí y học New England, trong một số trường hợp, cảm cúm có thể làm tăng nguy cơ gián tiếp, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim mạch. Phản ứng của hệ miễn dịch với cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể gây ra những thay đổi sinh lý, tạo thêm áp lực lên hệ tim mạch.

Khi cơ thể chống lại cảm lạnh, phản ứng viêm làm tăng mức cytokine. Điều này dễ dẫn đến hình thành cục máu đông - nguyên nhân chính gây ra đau tim. Ngoài ra, nhiễm trùng đường hô hấp có thể thay đổi huyết áp và nhịp tim.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nhiễm trùng virus và các biến cố tim mạch. Nguy cơ đau tim tăng đáng kể trong tuần đầu tiên của nhiễm trùng đường hô hấp cấp.

Ngoài ra, một số triệu chứng của cảm cúm, như ho hoặc sốt, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tim hiện có. Sốt tăng nhịp tim và nhu cầu chuyển hóa, gây áp lực lên tim yếu. Mất nước, thường xảy ra trong quá trình nhiễm trùng, cũng có khả năng làm máu đặc hơn và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Biện pháp phòng ngừa

1. Uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ khi bị cảm lạnh.

2. Tiêm phòng cúm và viêm phổi vì những bệnh này có nguy cơ biến chứng tim cao hơn.

3. Theo dõi các triệu chứng liên quan đến tim như đau ngực hoặc nhịp tim không đều và tới bệnh viện nếu thấy không an tâm. 

Nhìn chung, mặc dù cảm lạnh không trực tiếp gây ra đau tim nhưng tác động toàn thân của nhiễm trùng và viêm có thể làm tăng nguy cơ đối với một số người. Việc kiểm soát sức khỏe tim mạch và chăm sóc kịp thời là rất quan trọng.