Theo tính toán, nếu DN sử dụng
chữ ký số trong kê khai thuế, hải quan có thể tiết giảm 3 nhân viên thực hiện
công việc này từ đó có thể tiết kiệm gần 250 triệu đồng/năm.
Con số giật mình
Khoản ngân sách để doanh nghiệp (DN) sử dụng một ứng dụng công nghệ thông tin
chưa tới 3 triệu đồng/năm, trong khi chỉ riêng chi phí văn phòng, bảo hiểm, tiền
ăn trưa cho một nhân viên làm công việc tay chân cùng đơn vị là 3 triệu
đồng/tháng. Con số này khiến nhiều DN giật mình.
Trong nhiều năm qua, cơ quan quản lý và các tổ chức, hiệp hội đồng tâm hiệp lực
kêu gọi DN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất - kinh
doanh, cũng như trong các hoạt động giao dịch giữa DN với DN, giao tiếp giữa DN
với chính các cơ quan quản lý. “Truyền thông là thế nhưng nhiều DN vẫn bỏ ngoài
tai với nhiều lý do và kêu ca đổ lỗi cho cơ quan quản lý”, một đại diện của VCCI
chia sẻ.
Để minh chứng, vị quan chức này dẫn chứng, dịch vụ chứng thực chữ ký số (như của
Viettel-CA) có gói chứng thư số cơ bản CA-2 (kê khai thuế qua mạng, kê khai hải
quan điện tử; ký email, văn bản điện tử) là 900.000 đồng/năm và giá cho kê khai
thuế qua mạng (Vtax) là 900.000 đồng/năm. Như vậy, chi phí trọn gói sử dụng dịch
vụ chữ ký số cho một DN vừa và nhỏ là chưa đầy 2 triệu/năm.
“Với mức chi phí trên, tôi không hiểu tại sao một số DN vẫn còn băn khoăn và
nghi ngại không sử dụng dịch vụ CA suốt thời gian qua dù số lượng có tăng. Trong
khi đó nếu thuê tối thiểu một nhân viên để đảm nhiệm những công việc trên, mức
lương ít nhất cũng 4 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản khác (văn phòng, bảo
hiểm, tiền ăn…) phải chi thêm khoảng 3 triệu đồng/tháng) - như vậy bản thân DN
đã đánh mất cơ hội để “thả con săn sắt, bắt con cá rô”.
|
|
Tiết kiệm 250 triệu đồng/năm
Đại diện Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, ngoài việc tiết kiệm thời gian,
chi phí, các DN còn có thể quản lý các tờ khai hải quan, thuế của mình một cách
dễ dàng thông qua việc tra cứu các thông tin trên mạng và nhận được các thông
báo trực tiếp của cơ quan thuế.
Theo tính toán, với việc Bộ Tài chính đang nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin
cho lĩnh vực thuế, hải quan, thì nếu DN sử dụng chữ ký số có thể tiết giảm tới 3
nhân viên để thực hiện kê khai thuế, hải quan. Như vậy, với mức lương và chi phí
bình quân là 7 triệu đồng/người, một DN vừa và nhỏ có thể tiết kiệm gần 250
triệu đồng/năm.
“Để DN tiếp cận gần hơn với dịch vụ, mới đây Viettel tổ chức chương trình khuyến
mại cho các DN đăng ký sử dụng mới dịch vụ chữ ký số Viettel- CA. Chúng tôi đã
truyền thông tốt và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của DN. Số lượng các đơn
vị đăng ký tăng mạnh cho thấy, nếu DN được tư vấn và hướng dẫn thủ tục chi tiết,
họ cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ công nghệ thông tin. Hy vọng, trong
thời gian tới, các DN sẽ nhìn nhận rõ hơn giữa chi phí sử dụng chữ ký số với chi
phí sử dụng con người cho cùng một công việc”, đại diện Viettel cho biết.
Theo thống kê, sau gần 4 năm cung cấp dịch vụ Viettel- CA đã có hơn 70.000 khách
hàng sử dụng, giúp Viettel trở thành thành đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký số hàng đầu tại Việt Nam.
Tổng Công ty Viễn thông Viettel
vừa quay số xác định danh sách khách hàng trúng thưởng của chương trình “Ký điện
tử liền tay, rinh ngay nhiều quà hấp dẫn” từ 15/5 - 30/6/2014. Theo đó, Cty TNHH Thương Mại Dịch Vụ - Xây Dựng Tiến Thành (thôn Xuân Bàng, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, Thái Bình) trúng giải đặc biệt là 1 Ipad Air 32GB và 1 điện thoại Viettel. Cty TNHH Mắt Kính Chiến Thắng (quận Bình Thạnh, TP HCM) và Cty TNHH Một thành viên Thương mại - Dịch vụ Đại Gia Khương (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) trúng giải Nhất. Danh sách trúng giải và thông tin chi tiết về chương trình khuyến mại đã được đăng tải trên website http://vietteltelecom.vn. |
Thúy Ngà