- Bố tôi mất năm 2006 nhưng không để lại di chúc. Hiện nay mẹ tôi đã già yếu, tài sản của bố để lại là 2 mảnh đất thổ cư. Một mảnh là đất mặt đường có diện tích hẹp, giá trị lớn. Còn một mảnh trong ngõ rộng nhưng giá trị không bằng mảnh mặt đường.

Mẹ tôi đã lập một bản di chúc viết tay từ 30.04.2017 phân chia tài sản như sau:

1. Con gái lớn được 2/5 mảnh đất mặt đường

2. Con trai út được 3/5 mảnh đất mặt đường

3.Con trai lớn được mảnh đất trong ngõ (Về trị giá thì mảnh đất của 2 con trai tương đương nhau)

Và 1 số diện tích đất ruộng các con trai đã được mẹ chia cho thêm

Di chúc đã được đọc cho các con nghe và nhất trí ký tên. ( Mẹ, cùng 3 con)

Vậy muốn di chúc đó đủ điều kiện pháp lý thì mẹ tôi cần làm thủ tục gì? Nếu sau khi công bố di chúc mà trong nhà có người không đồng ý với di chúc thì làm thế nào? Cảm ơn luật sư tư vấn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau:

Bố bạn mất đi không để lại di chục nên theo quy định tại Điều 650, 651 Bộ Luật Dân Sự, phần di sản bố bạn để lại sẽ được phân chia cho những người thừa kế thứ nhất bao gồm: bố mẹ, vợ và các con. Vì vậy, nếu mẹ bạn muốn lập di chúc thì chỉ được định đoạt đối với phần tài sản của mẹ bạn chứ không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản chung của cả 2 vợ chồng.

Ngoài ra, để di chúc của mẹ bạn có hiệu lực thì gia đình bạn cần phải thực hiện các thủ tục sau:

- Trước hết gia đình bạn cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản của bố bạn để lại. Sau khi thực hiện thủ tục này, gia đình bạn mới xác định được chính xác phần tài sản của mẹ bạn để đưa vào di chúc.

- Di chúc của mẹ bạn chỉ có hiệu lực khi tuân thủ đúng quy định tại Khoản 1 Điều 130 bao gồm:

"- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

-  Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật."

Cẩn thận hơn, gia đình bạn có thể tiến hành công chứng, chứng thực nội dung di chúc để đảm bảo tính pháp lý của văn bản này.

Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật Themis, SĐT: 0986663459.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Có thể lập di chúc định đoạt việc chôn cất?

Có thể lập di chúc định đoạt việc chôn cất?

Bố tôi đã mất được gần ba năm nay, để lại di chúc. Trong di chúc bố tôi có ghi rõ rằng mọi công việc của bố tôi là để cho tôi giải quyết.

Không có tên trong di chúc có được chia thừa kế?

Không có tên trong di chúc có được chia thừa kế?

Tôi là con thứ ba trong nhà có 5 anh chị em. Khi còn sống, tôi không có tiếng nói chung với bố mẹ nên không được lòng. Trước lúc mất, bố mẹ tôi làm một di chúc chung, riêng tôi ông bà không hề nhắc đến.

Lập di chúc thế nào mới đúng pháp luật?

Lập di chúc thế nào mới đúng pháp luật?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bộ luật Dân sự 2015, quy định về quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình.