Cụ thể, với các loại chôm chôm thường giá chỉ từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg. Với giá thành này, nhiều người dân không đủ chi phí phân bón, chăm sóc và nhân công gặt hái nên đành phải cắt bỏ. Với các loại quả khác như chôm chôm nhãn hay chôm chôm thái thì giá thành cao hơn nhưng cũng chỉ rơi vào 8.000 đồng cho đến dưới 10.000 đồng/kg.
Loại chôm chôm thường giá tận vườn chỉ từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg. |
Lý giải nguyên nhân về tình trạng rớt giá này, nhiều người dân cho biết tình trạng này là do các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều phải giãn cách xã hội nên gần như các chủ đầu mối gặp khó khăn lớn trong đầu ra của sản phẩm. Không chỉ vậy, việc vận chuyển, giao hàng cũng gặp không ít khó khăn.
Giá đã bao tiêu với chôm chôm nhãn cũng chỉ khoảng 9.000 đồng/kg.
Anh Huỳnh Ngọc Long (34 tuổi, một chủ đầu mối cung ứng chôm chôm cho thị trường phía Bắc) cho biết: “Chưa bao giờ chôm chôm lại rẻ như năm nay. Giá của các loại chôm chôm thường chỉ khoảng 3.000 đồng/kg đã bao tiêu thu hái. Còn giá của các loại chôm chôm nhãn hay chôm chôm thái cũng chỉ khoảng 8.000 đồng/kg. Mức giá này chỉ bằng một nửa so với giá chôm chôm của các năm trước. Với các cây chôm chôm mà đã đúng vụ thì chúng tôi chỉ có nước chặt bỏ đi thôi”.
Cận cảnh vườn chôm chôm trĩu quả của người dân đang rao bán với giá 5.500 đồng/kg. |
Những túi chôm chôm được đóng từ 10kg đến 15kg có giá khoảng 6.000 đồng/kg đến 9.000 đồng/kg. |
Chôm chôm thái loại to, mu dày, hạt mảnh có giá khoảng 10.000 đồng/kg đến 15.000 đồng/kg.
Khác với các loại hoa quả khác như nhãn, mít có thể sấy khô thì chôm chôm kén hơn về nguyên liệu dữ trữ nên tình trạng hàng tồn khiến người dân cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, kéo dài.
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
Chôm chôm lạ tưởng nhập ngoại, tìm hiểu nguồn gốc mới ngã ngửa mọc đầy miền Trung và Tây Nguyên
Trước đây, loại quả này ít người quan tâm nên người dân thường chặt bỏ. Song vài năm trở lại đây, loại quả này lại được lùng mua nhiều ở các thành phố lớn nên người dân bắt đầu trồng lại để bán.