Nguyên Xuân Đông: Đại gia bí ẩn, lộ diện đình đám nhất 2018

Ngày 13/12, HĐQT Tổng công ty Cổ phần XNK và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) đã ban hành quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Đông giữ chức vụ TGĐ và là người đại diện theo pháp luật của TCT.

Ông Nguyễn Xuân Đông chính thức trở thành ông chủ mới của Vinaconex và ngồi chiếc ghế nóng của doanh nghiệp xây dựng từng một thời ở vị trí số 1 ngành tại Việt Nam.

Từ một đại gia gần như “vô danh” trên sàn chứng khoán Việt, ông Nguyễn Xuân Đông đã trở thành doanh nhân lộ diện đình đám nhất 2018. Ông Đông chính là đại diện An Quý Hưng trong thương vụ trả giá cao ngất ngưởng, chi 7.400 tỷ đồng thâu tóm toàn bộ số cổ phần tỷ lệ gần 58% của SCIC tại Vinaconex. 

{keywords}
Ông Nguyên Xuân Đông, chủ An Quý Hưng.

Sở dĩ thương vụ thu hút sự quan tâm của dư luận bởi cái tên Nguyễn Xuân Đông xa lạ với phần lớn các NĐT trên TTCK cũng như giới tài chính nhưng bạo chi mua doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam, sở hữu hàng triệu mét vuông đất, trong đó có dự án khá nổi tiếng Splendora ở phía Tây Hà Nội.

Sự tò mò còn ở chỗ An Quý Hưng là một doanh nghiệp quy mô trung bình, vốn điều lệ vài trăm tỷ, kết quả kinh doanh không có gì nổi bật nhưng lại thực hiện vụ mua cổ phần thoái vốn Nhà nước lớn nhất trong năm 2018.

Chỉ trong vòng 1 tuần, An Quý Hưng đã thu xếp được số tiền hàng trăm triệu USD để thanh toán số tiền mua cổ phần Vinaconex và chính thức trở thành cổ đông chiến lược. Giới đầu tư chưa biết, ông Nguyễn Xuân Đông sẽ xoay sở như thế nào với một Vinaconex làm ăn không hiệu quả trong vài năm gần đây.

Nguyễn Đăng Quang: Bán cổ phần 470 triệu USD, sở hữu mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới

Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group được Bloomberg ghi nhận là một trong 2 tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018.

Ông Quang nổi bật trong năm 2018 với thương vụ công ty con của Masan chi 29 triệu USD (khoảng 680 tỷ đồng) mua lại 49% để sở hữu 100% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo - H.C.Starck.

Trong năm 2018, doanh nghiệp của ông Quang bán 110 triệu cổ phiếu MSN trị giá 470 triệu USD cho tập đoàn Hàn Quốc SK Group. Với thương vụ này, tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang được đánh giá lên tới khoảng 2 tỷ USD. 

{keywords}
Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang.

Theo số liệu trên sàn chứng khoán, là chủ tịch nhưng ông Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ 10 cổ phiếu của Masan. Tuy nhiên, thông qua CTCP Masan (Masan Corp) - doanh nghiệp đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 50% cổ phần của Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang được xem là cổ đông chính của MSN.

Masan Group hiện là một trong những tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt. Vốn hóa của Masan hiện đạt gần 100 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn này hiện đang kinh doanh các lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi (Proconco, Anco), hàng tiêu dùng (Omachi, Chinsu, Vinacafe...), khoáng sản (mỏ núi Pháo), ngân hàng (Techcombank)...

Ông Quang khởi nghiệp từ những năm 90 sau thời gian dài học tập và công tác tại Nga với lĩnh vực sản xuất mỳ gói. Sau này, công việc kinh doanh mở rộng sang cả ngành sản xuất đậu nành, cá và tương ớt. Năm 2001, ông Nguyễn Đăng Quang chuyển toàn bộ nhà máy về Việt Nam.

Đại gia Nhượng Tống: Cú chào sàn chưa từng có, ghi dấu ngàn tỷ

Chỉ sau một đêm, cựu diễn viên Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã trở thành một đại gia giàu có, lọt top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Lên sàn tháng 6/2018, cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 của ông trùm truyền thông và truyền hình Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã gây ra một hiện tượng trên sàn TTCK với giá tham chiếu 250.000 đồng/cp. Công ty bất ngờ được định giá ở mức 300 triệu USD.

Cổ phiếu này sau đó đã có lúc tăng lên 343 ngàn đồng/cp cùng hàng loạt giao dịch "kỳ lạ" với quy mô cả ngàn tỷ, sau đó giảm mạnh, có lúc về gần 180 ngàn đồng/cp trước khi trở về ngưỡng 230-250 ngàn đồng như hiện tại.

Gần đây, đại gia Nhượng Tống đánh cược vào dự án hotgirl SGO48: đào tạo những nhóm nữ “From Zero to Hero", “không cần hát hay, không cần nhảy đẹp” thành các idol. Dự kiến Yeah1 sẽ phát hành CD âm nhạc đầu tiên của nhóm vào nửa đầu năm 2019. 

{keywords}
Đại gia Nguyễn Ảnh Nhượng Tống

Cùng với một hệ sinh thái quảng cáo khủng, trải dài từ kênh quảng cáo truyền thống sang đến trực tuyến với một kênh YouTube có hàng tỷ lượt người xem mỗi tháng, Yeah1 đang đánh cược vào khả năng kiếm tiền từ những dự án hotgirl như vậy.

Hồ Hùng Anh: Cú đậm tỷ USD, lập tức giàu nhất giới ngân hàng

Trong năm 2018, giới đầu tư ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ của đại gia trẻ tuổi khởi nghiệp từ Đông Âu Hồ Hùng Anh.

Sau 10 năm ngồi ghế phó chủ tịch Masan cùng đàn anh Nguyễn Đăng Quang, năm 2018, ông Hồ Hùng Anh đã từ nhiệm để tập trung vào Ngân hàng Techcombank và nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Ngay sau khi dồn lực vào Techcombank, ông Hồ Hùng Anh đã làm cú đậm tỷ USD, gây đảo lộn vị trí trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt và trở thành đại gia giàu nhất ngành ngân hàng. Đại gia gốc Đông Âu tăng mạnh vốn điều lệ Techcombank thêm cả tỷ USD trong quý 3/2018 từ nguồn vốn chủ sở hữu, từ mức 11.655 tỷ đồng lên 34.965 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam.

2018 cũng là năm Techcombank đưa hơn 1,1 tỷ cổ phiếu TCB lên sàn với giá tham chiếu 128.000 đồng/cp. 

{keywords}
Ông Hồ Hùng Anh

Con trai ông Hồ Hùng Anh cũng vừa thực hiện thương vụ 1.300 tỷ đồng, mua 44,7 triệu cổ phiếu TCB nâng tỷ lệ sở hữu lên 3,95%.

Hiện tại, ông Hồ Hùng Anh sở hữu hơn 39 triệu cổ phiếu Techcombank. Vợ và mẹ ông Hùng Anh mỗi người nắm giữ hơn 174 triệu cổ phiếu TCB... Tổng cộng, nhà ông Hồ Hùng Anh nắm giữ khoảng 600 triệu cổ phiếu trên tổng cộng khoảng 3,57 tỷ cổ phiếu TCB đang lưu hành, tương đương 17% vốn điều lệ của ngân hàng Techcombank.

Với lợi nhuận khủng của TCB, gia đình ông Hồ Hùng Anh sẽ thu về ngàn tỷ trong năm 2018.

Bùi Thành Nhơn: Tỷ phú USD ngầm, dồn dập thâu tóm

Ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL) là đại gia bất động sản lớn ở phía Nam. Trong năm 2018, Novaland tăng trưởng rất nhanh về quy mô tăng trưởng. Những chuyến “shopping” ngàn tỷ cùng với hàng loạt kế hoạch huy động vốn khủng đã giúp Novaland phát triển bứt phá.

Ông chủ Novaland liên tục bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các thương vụ thâu tóm, với mục đích được giới đầu tư dự đoán là mở rộng quỹ đất, nhưng đi kèm đó là việc phải duy trì lượng lớn nợ vay.

Gần đây, Novaland đã quyết định góp thêm gần 5,5 ngàn tỷ đồng vào Công ty Địa ốc No Va Mỹ Đình, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 99,99%. No Va Mỹ Đình cũng chính thức trở thành công ty con thứ 40 của tập đoàn địa ốc này.

Đại gia Trương Thị Lệ Khanh bùng nổ

Cổ phiếu Vĩnh Hoàn (VHC) của bà Trương Thị Lệ Khanh vọt lên đinh cao lịch sử trong năm 2018.

Bà Trương Thị Lệ Khanh tiếp tục bỏ xa hơn nữa các đối thủ trong ngành nhờ phán quyết có lợi của người Mỹ và kế hoạch tấn công vào thị trường 1,4 tỷ dân. CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) của bà Trương Thị Lệ Khanh gần đây báo cáo kết quả kinh doanh ấn tượng với vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

VHC của nữ hoàng thủy sản miền Tây là một trong hai doanh nghiệp may mắn khi được đóng mức thuế suất theo thỏa thuận (Vĩnh Hoàn hưởng thuế suất 0%), trong khi các doanh nghiệp khác chịu mức thuế tăng sốc, thêm nhiều lần.

Bà Cao Ngọc Dung: Bắt tay NĐT ngoại, xây cơ đồ tỷ USD

Ngay sau khi đón nhận dòng vốn ngoại, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung không ngừng mở rộng mạng lưới, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng vọt và hiện sở hữu chuỗi bán lẻ vàng bạc trang sức hàng đầu cả nước.

Với sự bùng nổ về hệ thống bán lẻ trong thị trường hơn 90 triệu dân với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, cổ phiếu PNJ sau đó liên tục lập đỉnh. PNJ có lúc đã gần tới ngưỡng quy mô vốn hóa tỷ USD.

Chiến lược kinh kinh doanh và tập trung vào chế tác, kinh doanh trang sức cao cấp, bởi đây là mảng đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều cho PNJ.

Tại PNJ, bà Cao Thị Ngọc Dung sở hữu 9,3% cổ phần, hai con gái là Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Giao nắm tổng cộng 5,5% vốn.

M. Hà