Trong một nghiên cứu mới nhất, tuy rằng không đưa ra câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này, nhưng chí ít là đối với những người có tư tưởng là con gì có nhiều nơ-ron hơn thì thông minh hơn, thì có vẻ như loài chó đang chiếm ưu thế do có vỏ não đặc biệt.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích các lớp bên ngoài nhăn của não bộ một số động vật ăn thịt, bao gồm cả chó và mèo, để xác định liệu nhu cầu săn bắt mồi gây ảnh hưởng đến số lượng tế bào thần kinh vỏ não hay không.
Một mặt, và điều này có vẻ là hiển nhiên, việc săn mồi sẽ đòi hỏi những hình vi đặc biệt mà yêu cầu các khả năng thần kinh cao hơn.
Tuy nhiên, khi so sánh não bộ của các loài động vật với nhau, nếu chỉ cân đo lượng chất xám của chúng thì sẽ là không đủ, bởi vì chúng ta cần phải cân nhắc cả tỉ lệ giữa cơ thể và não bộ của những loài động vật này.
Thậm chí, ngay cả khi nhìn vào tỉ lệ kích thước não bộ so với cơ thể, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra được giải đáp hợp lý về tương quan giữa giải phẫu não và trí tuệ.
Mặc khác, một số nhà khoa học tin rằng số lượng tế bào có thể cung cấp thông tin về định lượng tương đối với sức mạnh xử lý của não.
Nhà khoa học thần kinh học Suzana Herculano- Houzel từ Đại học Vanderbilt ở Mỹ nói: "Tôi tin rằng số lượng tế bào thần kinh tuyệt đối, đặc biệt ở vỏ não, quyết định sự phong phú của trạng thái tinh thần nội tại và khả năng đoán trước những gì sẽ xảy ra trong môi trường của chúng dựa trên kinh nghiệm quá khứ".
Các nghiên cứu trước đây đã so sánh "mật độ thần kinh" trong bộ não của những vật cưng của chúng ta, ước tính rằng mèo có khảng 300 triệu tế bào thần kinh, gần gấp đôi so với của chó (khoảng 160 triệu tế bào).
Nhưng liệu mèo đã thực sự thắng trong cuộc chiến này chưa?
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 8 loài động vật ăn thịt khác nhau, phân tích một hoặc hai mẫu vật đại diện của chồn sương, gấu trúc, mèo, chó, sư tử, sư tử và gấu nâu.
Dựa trên kết quả này, chó có gần 530 triệu tế bào thần kinh, trong khi mèo chỉ có 250 triệu.
Thêm vào đó, chó có nhiều nơ-ron nhất trong các loài ăn thịt, mặc dù chúng không có bộ não lớn nhất.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng bộ não của các loài ăn thịt sẽ có nhiều tế bào thần kinh hơn trong vỏ não của chúng hơn là những con mồi của chúng. Tuy nhiên, lại không có sự khác biệt lớn nào cả. Tỷ lệ nơ-ron và kích cỡ não của các loài ăn thịt hầu như là tương đồng với các loài ăn cỏ, cho thấy rằng những con thú bị săn cũng cần phải có đủ trí thông minh để trốn, giống như là những loài đi săn cũng phải đủ thông minh để đi săn.
Thậm chí, mô hình này còn đi ngược lại đối với các loài ăn thịt lớn hơn. Những động vật ăn thịt lớn, như gấu nâu, so với kích thước não của chúng, lại có ít tế bào thần kinh hơn. Trên thực tế, mặc dù lớn gấp 10 lần mèo, hai loài động vật này có chung số lượng nơ-ron vỏ não.
Các con thú càng lớn thì càng có lợi thế săn mồi, nhưng điều này không có nghĩa là chúng sẽ thông minh hơn.
Herculano-Houzel thú nhận: "Tôi 100% là một người yêu chó". Mặc dù vậy "những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng xét về góc độ sinh học, chó có khả năng làm được nhiều việc phức tạp và linh hoạt hơn mèo."
Dĩ nhiên, khả năng không nhất thiết là trí thông minh. Mèo nổi tiếng là rất khó để nghiên cứu, không phải là do chúng ngu hơn, nhưng, thành thực mà nói, bọn mèo cũng chả quan tâm đến "ngành khoa học" của chúng ta.
Theo GenK