- Cách đây gần 10 năm tôi có cho một người bà con mượn đất vườn để ở và sản xuất (tự thoả thuận miệng với nhau). Sau đó, người này không ở nữa, chỉ dùng đất để sản xuất thôi (trồng cây nguyên liệu - cây keo). 10 năm nay, người ấy đã trồng và hưởng sản phẩm trên đất tôi cho mượn, tôi không lấy một thứ gì cả. Đã vậy, người ấy còn bán đi một số cây lưu niên trong vườn tôi trị giá hàng chục triệu đồng. Nay tôi muốn lấy lại đất để sản xuất thì người ấy không chịu trả và đòi phải trả công phục hoá (thời gian để hoang khoảng 1 năm) thì mới trả lại. Xin Luật sư tư vấn giúp trong trường hợp này tôi phải làm sao để lấy đất lại và có cần phải trả công phục hoá theo yêu cầu của họ không?

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tôi muốn lấy lại đất của mình thì phải trả công phục hóa? (Ảnh minh họa)

Nội dung bạn đọc Thanh Lam Nguyen <[email protected]> hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Luật đất đai 2013 tại Điều 3, khoản 16 có quy định như sau "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."

Việc bạn cho họ mượn đất trong một thời gian dài mà không có giấy tờ có thể làm cho bạn khó khăn hơn khi đòi lại. Bởi vì việc gia đình nhà hàng xóm sử dụng đất ổn đinh, lâu dài là 10 năm, theo Luật đất đai 2013, họ có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 2, điều 101 "2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." 

Bạn cần đưa ra căn cứ đây là mảnh đất cho bạn. Việc bạn cho họ mượn đất không làm chuyển quyền sử dụng đất từ bạn sang họ, bạn vẫn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền đòi lại mảnh đất đó. 

Việc làm của người mượn đất là trái pháp luật. Theo quy định tại điều 514 Bộ luật dân sự 2005 thì "Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

...

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

Điều 515 Bộ luật Dân sự 2005. Quyền của bên mượn tài sản 

Bên mượn tài sản có các quyền sau đây:

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.

Điều 516. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;

Căn cứ theo các quy định trên, người mượn đất phải có trách nhiệm trả đất. Nếu người mượn đất có công làm tăng giá trị đất thì bên cho mượn có nghĩa vụ thanh toán chi phí nếu có thỏa thuận.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc