Với vai trò là thành viên của ban tổ chức chương trình “giải thưởng cống hiến”, nhà báo Hữu Trịnh, mặc dù rất bận rộn nhưng vẫn dành cho chúng tôi những giây phút quý giá của mình để trò chuyện.
Gặp anh trong những ngày đầu hạ,
trên gương mặt điềm đạm của người đàn ông với vẻ ngoài giản dị là đôi mắt sáng,
nhanh nhẹn toát lên phong cách của một nhà báo với nhiều năm kinh nghiệm trong
nghề.
Là thành viên của nhiều chương trình và giải thưởng âm nhạc uy tín trong nước,
với những nhận xét rắn rỏi, cùng sự hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, anh đã để lại
ấn tượng đẹp trong tôi cũng như trong giới báo chí và những ai yêu mến. Tham gia
Chương trình BHYT với vai trò thành viên của hội đồng tuyển chọn, anh đã chia sẻ
những vấn đề xoay quanh sân chơi âm nhạc này.
- Thưa nhà báo, hiện nay trên truyền hình xuất hiện rất nhiều các chương
trình gameshow giải trí khác nhau. Vậy nhà báo có thể nhận xét về hiệu quả mà
các chương trình này mang lại?
Theo tôi hiệu quả đầu tiên là đem đến cho khán giả nhiều lựa chọn hơn về phương
diện giải trí. Mặt khác, khi có nhiều chương trình thì tính cạnh tranh rất cao,
đó là một trong những yếu tố chính để các nhà sản xuất tạo nên những chương
trình có chất lượng và uy tín cho công chúng.
- Là một người trong nghề, anh có nhận xét gì về nhiều thông tin trái chiều
xung quanh các chương trình đó?
Một chương trình được xem là thành công về mặt khán giả là chương trình tạo được
sự bàn tán xôn xao của công luận báo chí và dẫn theo sự chú ý quan tâm của khán
giả, đứng về mặt PR, một vài nhà sản xuất cho rằng đạt được điều đó là thành
công, dẫu có khi những ý kiến trái chiều là chỉ trích, phê phán… Do vậy, việc có
nhiều ý kiến trái chiều cũng là chuyện hiển nhiên, khi game show nở rộ như hiện
nay.
- Chương trình bài hát yêu thích (BHYT) đã trải qua được 4 liveshow, vậy với
tư cách là một người làm báo anh thấy chương trình đã đem lại được gì trong lòng
khán giả yêu nhạc?
Điều này thật khó, chúng ta cần thời gian để xem hiệu quả của chương trình đối
với khán giả. Tuy nhiên, chương trình có những nét mới có cơ sở khá vững chắc để
tìm một bài hát mà khán giả yêu thích mang tính khách quan và chất lượng hơn.
Như việc có hội đồng tuyển chọn gồm những nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất, nhà báo
có uy tín với hoạt động của đời sống âm nhạc hiện nay, cộng với sự lựa chọn của
khán giả để chọn ra ca khúc cho từng liveshow.
- Là thành viên của hội đồng tuyển chọn, tiêu chí của anh về các ca khúc mà anh chọn để đề cử là gì?
Tất nhiên việc đầu tiên là phải dựa vào tiêu chí chung của chương trình. Tuy nhiên, tôi thường ưu tiên giới thiệu những ca khúc mới có giai điệu đẹp, ca từ ý nghĩa hoặc những ca khúc có giai điệu mới mẻ, cá tính, nhằm góp phần giúp cho chương trình có những bài hát đa sắc, phong phú hơn.
- BHYT đã trải qua 4 liveshow. Vậy, liveshow nào để lại cho anh nhiều tình cảm nhất?
Mỗi liveshow diễn ra đều để lại trong lòng mỗi khán giả sự suy nghĩ và nhận xét khác nhau. Riêng cá nhân tôi nhận thấy sự trưởng thành trong từng liveshow mà chương trình BHYT mang đến cho khán giả. Điều đó cho thấy sự nỗ lực cũng như sự cố gắng mà chương trình đã và đang làm.
- Khi nghe các ca sĩ hát live trên sân khấu, anh có nhận xét thế nào?
Âm thanh của dàn nhạc và các ca sĩ hát live trên sân khấu, dù có “xù xì” không trong, không mượt mà trau chuốt như nghe bản thu nhưng nó vẫn tạo cho tôi một cảm xúc lạ lẫm và thú vị. Đặc biệt, tôi luôn có tâm trạng chờ đón những bùng nổ, thăng hoa của ca sĩ và nhạc công mà nếu không trình diễn live thì không thể có được điều đó. Nghe ca sĩ hát nhép, tôi như bị tướt đi những phấn khích, hồi hộp của người xem live show.
Cái mới hàng năm của chương trình là phát hiện ra những gương mặt mới có cá tính và có tiềm năng, như giải thưởng Âm nhạc Cống hiến đã từng phát hiện Tùng Dương, Đỗ Bảo, Lê Cát Trọng Lý… Năm nay theo đánh giá của BTC “Âm nhạc Cống hiến”, những gương mặt mới, tiềm năng là Nguyễn Công Hải, Nguyên Thảo, CD Đường về của nhóm rock Quái Vật Tí Hon. Chúng tôi hy vọng họ sẽ tỏa sáng trong tương lai và góp phần làm cho đời sống âm nhạc thêm phần ý vị.
Năm nay cũng là năm mà Cống hiến
được truyền hình trực tiếp, đưa hình ảnh của giải thưởng đến với đông đảo công
chúng. Bên cạnh đó sự kiện thảm đỏ trước giờ trao giải cũng là một yếu tố mới.
Và quan trọng nhất, dù công khai, minh bạch nhưng kết quả giải thưởng vẫn được
giữ bí mật tuyệt đối cho đến phút cuối cùng.
- Theo anh để hướng tới một âm nhạc thực sự đi vào lòng công chúng thì cần
phải có những yếu tố nào?
Tùy theo thẩm mỹ chung của từng nhóm đối tượng công chúng mà họ sẽ thích một
loại âm nhạc khác nhau, nhưng tất cả có một điểm chung là yếu tố… “yêu thích”.
Công chúng yêu thích thể loại nhạc như thế nào và nhạc sĩ sáng tác đúng theo yêu
thích đó thì sẽ đi được vào lòng công chúng. Vấn đề của mỗi nhạc sĩ là họ chọn
đối tượng công chúng nào cho sự nghiệp của mình.
Trong xã hội chúng ta hiện nay, mặt bằng thẩm mỹ chung của khá nhiều nhóm đối
tượng khán giả là chưa cao.Vì vậy mà loại âm nhạc “tử tế” thường có ít công
chúng. Và để nâng cao chất lượng đời sống âm nhạc trong xã hội hiện nay, cũng
đồng nghĩa với việc phải đi xây dựng một công chúng có thẩm mỹ cao. Việc này cần
phải có thời gian và một “chiến lược mang tầm quốc gia” mới hi vọng đạt được.
Cám ơn nhà báo Hữu Trịnh về buổi trò chuyện thú vị này, chúc anh sẽ luôn
thành công trong sự nghiệp và cuộc sống đời thường.
(Theo BHYT)