- Phẫu thuật Phaco quy định nằm 2 ngày nhưng có những bệnh viện cho nằm đến 7, 8 ngày khiến chi phí bảo hiểm y tế tăng lên rất nhiều.
Phát biểu tại hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế (BHTY) diễn ra hôm nay tại TP.HCM, ông Đặng Hồng Nam - Phó Vụ trưởng vụ BHYT cho biết, số lượng giám định viên về BHYT hiện nay còn thiếu, chỉ có 2.300 người.
Trong số này chỉ có 50% có trình độ y dược, số còn lại không có kiến thức chuyên ngành.
Cả nước có 3.000 cơ sở y tế tuyến huyện và 11.000 trạm y tế khám, chữa bệnh BHYT ban đầu, như vậy mỗi giám định viên phải giải quyết 5.000 hồ sơ mỗi tháng.
Theo ông Nam, nếu giám định viên không chuẩn mực về chuyên môn thì rất bất cập, dẫn đến sự không hiểu nhau giữa giám định viên và bác sĩ, giữa BHYT và cơ sở y tế.
Còn nhiều vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT |
Trường hợp điển hình là ở 1 huyện của tỉnh Quảng Ninh, BHYT tỉnh đã xuất toán 390 triệu vì lý do “gửi lên tuyến trên khi bệnh còn nhẹ”.
"Căn cứ vào đâu để nói bệnh nhẹ không đáng chuyển tuyến?" - ông Nam đặt câu hỏi.
Phó Vụ trưởng vụ BHYT nhận định đây là một vướng mắc trong lúc thanh toán khám chữa bệnh BHYT.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội cho biết, có 35 tỉnh có số chi khám chữa bệnh vượt trên 100% quỹ khám chữa bệnh.
Có những địa phương đã chi trên 100%, trong khi phải 3 tháng nữa mới hết năm. Thậm chí như Quảng Nam đã chi trên 200% trong 3 quý năm 2017.
Có nhiều lý do khiến quỹ khám chữa bệnh BHYT bị bội chi với số lượng lớn như giá dịch vụ y tế chưa hợp lý; tăng số lượng khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý, kéo dài; lạm dụng chỉ định xét nghiệm; mua sắm sử dụng thuốc vật tư y tế chưa hợp lý và đặc biệt là trục lợi BHYT.
Ông Lê Văn Phúc – Phó Ban thực hiện Chính sách Bảo hiểm Y tế (Bảo hiểm xã hội VN) nhận định việc chỉ định cho bệnh nhân nằm quá giờ đã khiến cho chi phí BHYT tăng lên rất nhiều.
"Phẫu thuật Phaco - chữa bệnh đục thủy tinh thể, quy định nằm 2 ngày nhưng có những bệnh viện cho nằm đến 7, 8 ngày" - ông Phúc nói và cho biết, theo thống kê, 5 tháng đầu năm nay, 46 địa phương đã có gần 2.770 người đi khám từ 50 lần trở lên.
Tại Vĩnh Long, một bác sĩ đã lập khống 272 lượt khám chữa bệnh để đề nghị thanh toán trên 49 triệu đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 105 sẽ giải quyết nhiều vướng mắc trong vấn đề thanh toán, quản lý quỹ, xử lý khó khăn hiện nay.
Bộ Y tế cũng sẽ điều chỉnh thông tư về giá dịch vụ y tế để phù hợp hơn hiện nay.
Bà Tiến khẳng định sẽ tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm, đặc biệt là trục lợi BHYT.
Từ hôm nay, tăng viện phí người không có thẻ BHYT
Từ hôm nay, gần 50 BV hạng đặc biệt, hạng 1 điều chỉnh tăng viện phí với bệnh nhân không có thẻ BHYT.
Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần
4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.
Thủ tướng nêu 5 giải pháp thực hiện nhiệm vụ BHYT
Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn gần 20 triệu người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có không ít người yếu thế, gặp khó khăn trong cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.
Bội chi 3.400 tỷ, Chính phủ yêu cầu kiểm tra gấp quỹ BHYT
Chính phủ vừa có công văn yêu cầu Bộ Y tế, BHXH khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT.
Trục lợi quỹ BHYT: 7 tháng khám bệnh 300 lần
Qua giám định, kiểm tra bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội đã phát hiện có người đi khám bệnh 300 lần trong vòng hơn 7 tháng.
Văn Đức