Có cùng ăn ngủ, thực hiện quyền chấp pháp xua đuổi tàu Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đang diễn ra trên vùng biển Hoàng Sa của 2 lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam mới thấy vai trò của chính trị viên quan trọng như thế nào. Thượng úy Trần Quang Vững - chính trị viên tàu CSB 4032 đang làm nhiệm vụ ngoài vùng biển Hoàng Sa - là một trong những gương điển hình của việc hiểu rõ, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm của CBCS…
Thượng úy Trần Quang Vững. |
Giữa vòng vây tàu Trung Quốc
Được lệnh ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ chấp pháp, trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam, tàu CSB 4032
thuộc Hải đội 201, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 bắt đầu hành trình lúc 13h
ngày 4.5.
Ngay sau khi đến vùng biển "nóng", cán bộ, chiến sĩ (CBCS) tàu CSB 4032 cùng các
biên đội tàu CSB của Việt Nam phải đối mặt với những chiếc tàu to lớn, hung hăng
của Trung Quốc - số lượng đến ngày 17.5 là 134 tàu.
Thượng úy Trần Quang Vững cho biết: "Khi tiếp cận giàn khoan hoặc gặp tàu Trung
Quốc, chúng tôi bật loa tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu họ rút
ngay giàn khoan và các lực lượng hộ vệ. Nhưng các tàu Trung Quốc vẫn phớt lờ,
quyết liệt lao vào các biên đội tàu CSB Việt Nam, tạo nhiều tình huống nguy
hiểm. Riêng tàu CSB 4032 của chúng tôi thường xuyên bị 5 - 7 tàu Trung Quốc rượt
đuổi, tìm cách đâm, va, phun vòi rồng uy hiếp.
Các tàu này vừa kèm sát hai mạn, vừa cản trước mũi, bố trí nhiều vòng nên rất khó cơ động né tránh. Dù vậy, tôi và thuyền trưởng luôn động viên toàn tàu bình tĩnh, sử dụng có hiệu quả tính năng cơ động, khéo léo tránh được, không để tàu Trung Quốc gây thiệt hại rồi đổ lỗi cho ta".
Thượng úy Trần Quang Vững trên tàu CSB 4032 . Ảnh: Nhiệt Băng |
Tàu CSB 4032 được khẩn trương sửa chữa sau khi bị tàu Trung Quốc đâm thẳng vào mạn trái. Ảnh: Đ.T.K |
Ở đó anh có người vợ
đang công tác tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2, một con trai mới 11 tháng
tuổi, mẹ anh cũng vừa từ Thái Bình vào mấy tháng nay. Anh Vững là con trai độc
nhất, hiện bố anh, một thương binh nhiễm chất độc da cam đang sống một mình ở
quê.
"Mặc dù vậy, bố tôi vẫn động viên mẹ vào trông cháu nội, giúp vợ chồng tôi yên
tâm công tác" - anh Vững cho biết. Anh may mắn hơn nhiều đồng đội khi có vợ -
chị Trần Thị Giang - là người cùng quê, cùng trong lực lượng nên chia sẻ, cảm
thông được nhiều hơn. Chỉ có điều anh chị đang phải ở nhà thuê, cũng chưa mua
được đất, gia đình nội, ngoại đều ở xa nên còn nhiều khó khăn.
Anh tâm sự: "Với chúng tôi gia đình là hậu phương nhỏ, đất liền là hậu phương
lớn. Ở trên tàu, tôi nghe anh em trò chuyện, rằng nhân dân cả nước đang quan tâm
đến lực lượng cảnh sát biển từng giây, từng phút.
Ai cũng cảm động vì điều đó.
Khi vào bờ, tôi được các thủ trưởng cho biết, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá
nhân đã giúp đỡ vật chất, động viên tinh thần các gia đình CBCS cảnh sát biển.
Sự quan tâm của đồng bào luôn là nguồn động viên giúp chúng tôi khắc phục khó
khăn, quyết tâm bám hiện trường, giữ vững chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của
tổ quốc".
(Theo Lao động)