Theo đó TOP 10 sản phẩm bao gồm 8 Games và 2 Apps sẽ có cuộc cạnh tranh gay cấn trong vòng 1 tháng và dựa trên chỉ số Active User của từng sản phẩm trên cả 2 kho ứng dụng.

Video giới thiệu TOP 10: 

Active User là chỉ số người dùng kích hoạt sản phẩm tính trên từng thời điểm. Đối với chỉ số này có 2 đơn vị tính phổ biến là DAU - Số lượng “người dùng duy nhất” tham gia ít nhất một lần trong một ngày ở bất kỳ thời gian nào. Và tương tự, có MAUs - Monthly Active Users - người dùng hoạt động hàng tháng. Theo thông báo từ ban tổ chức cuộc thi, dựa theo số lượng người sử dụng trong vòng 1 tháng, sản phẩm nào có chỉ số Active User cao nhất tính từ 0h ngày 25/11/2016 đến 0h ngày 25/12/2016 sẽ giành giải nhất cho từng hạng mục (Game hay App).

Cũng trong tháng 12 tới đây, Giải đấu game BBA 2016 lần đầu tiên được ra mắt cộng đồng người chơi Game mobile. Đây là một cuộc thi đấu game mobile quy mô lớn (online toàn quốc và offline tại Hà Nội cho vòng chung kết). Trong đó các game sử dụng trong Giải đấu là Game thuộc TOP 10 của Giải thưởng Chim Xanh 2016. Với 3 vòng thi để chọn ra Game thủ xuất sắc nhất tham gia cùng Đoàn thí sinh đạt Giải triển vọng thăm quan văn phòng Google tại Singapore.

Vòng ngoài: Thi online từ 01/12/2016 đến 24/12/2016 hoặc thi offline 30/12/2016

Vòng đấu bảng [Offline]: Thi 8 games lần lượt, thi đấu theo Bảng.

Vòng đối kháng [Offline]: Cuộc đối đầu giữa 2 game thủ đứng đầu Vòng đấu bảng.

Đây là một hoạt động nhằm cổ vũ, kêu gọi cộng đồng quan tâm và yêu thích game mobile ủng hộ sản phẩm Việt.

Trước khi bước vào chặng tiếp theo của Vòng Chung kết, TOP 10 sản phẩm đã có một hành trình huấn luyện "đầy cảm xúc", hãy cùng chúng tôi điểm lại một số thông tin về hoạt động Coaching diễn ra trong tháng 11 vừa qua:

  • 6/10 sản phẩm được huấn luyện viên tư vấn trực tiếp, 3/5 sản phẩm được tư vấn thông qua skype call và 1 sản phẩm được huấn luyện viên tư vấn trực tiếp qua điện thoại.

  • 32 giờ là tổng số giờ gặp mặt, trao đổi giữa thí sinh và huấn luyện viên được ước tính.

Nói về quá trình coaching, các thí sinh phần lớn đều chung một nỗi niềm là quỹ thời gian rất eo hẹp. Bên cạnh việc cập nhật sản phẩm các thí sinh phần lớn vẫn có những công việc riêng tại các Studio. Và bài toán lớn nhất cần giải vẫn là bài toán về cách thức triển khai cho giai đoạn cập nhật sản phẩm. Đây có thể là rào cản khiến các sản phẩm của các thí sinh Bluebird nói riêng và sản phẩm Việt Nam nói chung không đến được đích đúng như mong đợi. Một ví dụ điển hình từ quá trình Coaching được ban tổ chức đưa ra là mặc dù đã được góp ý, tư vấn, và bản thân thí sinh cũng nhận thức được điểm yếu của sản phẩm nhưng không phải nhóm nào cũng có khả năng cập nhật sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, gợi ý mà huấn luyện viên đưa ra. Vì vậy quá trình huấn luyện ghi nhận công sức rất lớn vai trò của ban tổ chức trong việc liên kết giữa huấn luyện viên và thí sinh để đảm bảo tiến độ cũng như sự hỗ trợ tối đa từ huấn luyện viên dành cho thí sinh. Lịch gặp mặt định kỳ, kế hoạch cải tiến sản phẩm đều được ban tổ chức thông qua và can thiệp để đảm bảo tiến độ Coaching.

Nói về giai đoạn Coaching, các thí sinh đã bày tỏ phần lớn ý kiến tích cực dành cho hoạt động huấn luyện cũng như những nhận xét về "sân chơi" Bluebird Award. Trên hết, là những lời cảm ơn chân thành tới các huấn luyện viên. Thí sinh Tào Tuấn Linh - đại diện Kyx studio, tác giả của Cây bút thần, một trong hai ứng dụng đã lọt vào TOP 10 chia sẻ: "Cuộc thi nên tổ chức thường niên và mở rộng hơn để các đội, các nhà làm game tại VIệt Nam hay kể cả quốc tế có thể giao lưu học hỏi cả về kỹ thuật, ý tưởng hay đồ hoạ... Những nhận xét từ hội đồng thẳng thắn và có nhiều điểm đáng lưu ý, còn ý kiến của huấn luyện viên đáng tham khảo và học hỏi. Mình cảm thấy rất vui trước sự nhiệt tình của anh Tuấn Huy".

Cũng qua hoạt động Coaching, ban tổ chức đã nhận được phản hồi của thí sinh về các sản phẩm khác trong TOP 10. Các thí sinh cũng không ngại dành những lời ca ngợi cho các "đối thủ" của mình tại Vòng Chung kết. Tác giả Work Rubik đặc biệt ấn tượng với sản phẩm Magic Light: "Mình học hỏi được rất nhiều điều thú vị từ các game khác, tiêu biểu là game Magic Light. Mình rất đánh giá cao trò chơi này". Nhận xét về Work Rubik và Bear Catcher, tác giả Cây bút thần cho hay: "Phần chơi gấu đuổi trong game BearCatcher làm cho việc học từ trở nên đỡ nhàm chán và dễ nhớ. Ý tưởng và đồ hoạ của Word Rubik cũng đáng chú ý. Các bạn ấy trẻ và rất sáng tạo".

Lễ trao giải cuộc thi dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 30/12/2016 tại Cung Văn Hoá Hữu Nghị Việt Xô. Hiện ban tổ chức đang lên kế hoạch cho việc trao giải và thành phần khách mời tham dự chương trình, cùng các nhà tài trợ cuộc thi tham gia trao giải cho thí sinh trong đó có đại diện Google tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Về Bluebird Award

Còn có tên gọi là Giải thưởng Chim Xanh, đây là cuộc thi lớn nhất trong năm dành riêng cho giới lập trình game trên thiết bị di động. Chương trình nhằm phát hiện và khuyến khích cá nhân, nhóm, doanh nghiệp Việt Nam phát triển những ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động có tính sáng tạo, giải trí và giáo dục, góp phần đưa các nhân tố này tham gia vào thị trường toàn cầu.

Bluebird Award 2016 bao gồm ba vòng là Sơ loại, Trung loại và Chung kết. Đội chiến thắng sẽ có cơ hội được tham quan trụ sở chính của Google tại Mỹ, bên cạnh giải thưởng 50 triệu đồng tiền mặt.

Danh sách các sản phẩm dự thi:

Google Play Store: http://goo.gl/ZPxXs0

App Store: http://goo.gl/du5BLa

Thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: www.bbg.com.vn

hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/bluebirdaward

Ngay bây giờ, hãy cùng tham gia trải nghiệm và cổ vũ cho các nhà phát triển tương lai của Việt Nam!

 

BI VI