Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách của Việt Nam được xây dựng và phù hợp với các quy định trong luật pháp quốc tế. Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực phát triển bảo đảm bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

Mới đây, Việt Nam đã có phiên đối thoại về thực thi Công ước lần thứ 5 tại khoá họp lần thứ 111 của Uỷ ban tại trụ sở Liên hiệp quốc (Thuỵ Sĩ).

Tại phiên đối thoại này, Việt Nam tập trung báo cáo kết quả thực hiện các cam kết cấm và xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của người DTTS và NNN sinh sống tại Việt Nam, đặc biệt trong thụ hưởng những quyền được nêu tại Điều 5 Công ước CERD, bao gồm:

11 quyền dân sự chính trị: quyền được đối xử bình đẳng trước toà án và các cơ quan tài phán khác; quyền an ninh cá nhân và bất khả xâm phạm thân thể; quyền về chính trị, bầu cử và ứng cử; quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; quyền được xuất cảnh khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả nước mình và được quay trở lại nước mình; quyền có quốc tịch; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân; quyền thừa kế; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ngôn luận và báo chí; quyền tự do hội họp và lập hội.

6 quyền kinh tế, xã hội, văn hoá: quyền có việc làm, quyền về nhà ở, quyền được chăm sóc y tế công cộng, an sinh xã hội; quyền được giáo dục và đào tạo; quyền được tham gia bình đẳng và các hoạt động văn hoá; quyền được tiếp cận với bất kỳ địa điểm và dịch vụ công cộng.   

Vungsauvungxa.jpg
Việt Nam đã đưa ra các chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS đến năm 2030.

Trong 2 phiên đối thoại, Uỷ ban Công ước CERD đã đặt nhiều câu hỏi về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến bảo đảm quyền của người DTTTS. Phần đối thoại giữa Đoàn Việt Nam và Uỷ ban Công ước được đánh giá tích cực và hiệu quả.

Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc trong đó có 53 DTTS chiếm 14,68% tổng dân số với 14,119 triệu người với 3,6 triệu hộ, cư trú đan xen. 

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 9/11 Công ước quốc tế về QCN, trong đó có 7/9 Công ước của LHQ về QCN, đã phê chuẩn thêm 2 Công ước về QCN: Công ước về Quyền của Người khuyết tật và Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về cấm phân biệt đối xử tại Hiến pháp năm 2013 (Điều 16, 26, 35) và nhiều văn bản pháp luật. Trong 10 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật trong đó có 352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các DTTS. Chính sách dân tộc của Việt Nam hướng tới mục tiêu thu hẹp, xóa bỏ sự chênh lệch về phát triển giữa các nhóm dân tộc và các vùng bằng việc khẳng định quyền bình đẳng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với những dân tộc, những vùng khó khăn để các dân tộc đó, các vùng đó phát triển, có điều kiện hưởng thụ các QCN một cách bình đẳng.

Việt Nam đã đưa ra các chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS đến năm 2030. Để đảm bảo quyền phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, Việt Nam đã ban hành rất nhiều chương trình, chính sách triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

Năm 2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH19 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng DTTSMN giai đoạn 2021-2030. Đây là quyết định quan trọng để định hướng phát triển vùng DTTS trong giai đoạn tới một cách toàn diện và hiệu quả nhằm nâng cao vị thế và đảm bảo quyền phát triển cho đồng bào DTTS.

Các chương trình chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam được thực hiện hiệu quả góp phần cải thiện rõ rệt tình hình kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào DTTS và miền núi. 1,2 triệu hộ (chiếm 36,9% tổng số hộ đang sống trong các xã vùng DTTS) được hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật từ các chương trình chính sách, dự án của Nhà nước hoặc các đơn vị tổ chức cá nhân ngoài nhà nước. Các hộ DTTS được tiếp cận vay vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất - kinh doanh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo động lực để thoát nghèo.

Nhóm PV