- Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines vừa qua giống như “một mũi tên trúng hai đích".

Sau nhiều thập kỷ không tin tưởng nhau giữa Philippines và Trung Quốc, Tổng thống Rodrigo Duterte khi lên nắm quyền đã chuyển hướng ngoại giao, hòng mong đợi những đồng tiền đầu tư hào phóng từ Bắc Kinh để phát triển nền kinh tế đảo quốc này. Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2016 ngay sau khi nhậm chức, ông Duterte đã đem về các cam kết cho vay và đầu tư của Trung Quốc trị giá 24 tỷ USD cho chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của mình. Chương trình cơ sở hạ tầng này vốn là trung tâm chiến lược kinh tế của ông Duterte, gồm 75 dự án trọng điểm, mà 1/2 trong số đó được cấp vốn thông qua các khoản cho vay, tài trợ hoặc đầu tư từ Trung Quốc.

Vậy là đã hai năm kể từ khi Tổng thống Duterte thông báo bắt tay làm ăn với Trung Quốc, nhưng dường như chính sách này vẫn chưa đem lại hiệu quả hữu hình nào.Thực tế là, theo các tài liệu của Chính phủ Philippines, chỉ có 3 dự án trong tổng số hàng chục các dự án theo kế hoạch hỗ trợ chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nói trên được khởi công trong hai năm qua, gồm hai chiếc cầu và một cơ sở thủy lợi. Phần còn lại, gồm 3 dự án đường sắt, 3 đường cao tốc và 9 cây cầu, vẫn nằm trong giai đoạn quy hoạch và phân bổ ngân sách, hoặc đang chờ Bắc Kinh phê duyệt tài chính, hoặc đang trong giai đoạn chọn nhà thầu Trung Quốc! Sở Thống kê Philippines cho biết cam kết đầu tư của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay chỉ vỏn vẹn 33 triệu USD, bằng khoảng 40% của Mỹ và khoảng 1/7 của Nhật Bản. Giao thương giữa hai nước đúng là đã tăng đáng kể, nhưng dữ liệu cho thấy phần lớn chỉ có lợi cho Trung Quốc.

{keywords}
Hai cha con Tổng thống Philiippines tham dự lễ viết lưu bút của Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: Philippine Star

Sự trì trệ trong việc thực hiện các cam kết của Trung Quốc đã đặt Manila và bản thân Tổng thống Duterte vào thế khó, khiến ông vấp phải sự chỉ trích không nhỏ ở trong nước. Người ta cho rằng ông đã “quá nhún nhường” Trung Quốc để chạy theo những cam kết viển vông, không thực. Một cuộc thăm dò dư luận của tổ chức Social Weather Stations mới công bố cho thấy người dân Philippines vẫn rất tin tưởng vào Mỹ, trong khi không mấy thiện cảm với TrungQuốc.

Trong bối cảnh đó, ông Tập Cận Bình đã đích thân tới thăm Philippines nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Philippines trong vòng 13 năm qua, và được xem là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương, vốn được khôi phục sau khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền.

29 thỏa thuận hợp tác trị giá 180 tỷ USD được ký kết nhân chuyến thăm này chắc chắn là con số mà Tổng thống nước chủ nhà Duterte rất hài lòng. Bên cạnh đó, hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ lên “hợp tác chiến lược toàn diện”. Lãnh đạo Trung Quốc mô tả chuyến thăm là một “hòn đá tảng” trong quan hệ hai nước. Đáp lại, Tổng thống Duterte nhận định hai bên đã có “một sự tin tưởng sâu sắc”, và khẳng định chuyến thăm này là một “sự kiện lịch sử”.

Quan sát sự nồng ấm trong quan hệ Mỹ và Philippines, các nhà phân tích chính trị vẫn khẳng định quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ và Philippines vẫn không suy chuyển, bởi “các vấn đề về văn hóa, giá trị và các quan hệ khăng khít mà hai nước này đã có trong hơn 70 năm qua”. Về phần mình, người phát ngôn của tổng thống Philippines là Salvador Panelo cũng khẳng định, ông Duterte là một nhà ngoại giao rất thận trọng, “thay vì gây hấn, ông ấy sẽ bàn thảo với phía Trung Quốc để có được những mối quan hệ thương mại mang lại lợi ích cho đất nước", nhưng ông cũng rất biết cách gây sức ép.

Thêm những cam kết mới với số tiền tỷ lớn gấp gần 9 lần, nhưng chương trình hạ tầng “xây, xây nữa, xây mãi” của Philippines liệu có được đẩy nhanh và trở thành hiện thực hay không mới là vấn đề.

Nếu trong thời gian tới, ông Duterte không chứng minh được rằng chiến lược “xa Mỹ, gần Trung” của mình mang về lợi ích kinh tế cho Philippines như thế nào, nếu tiền tỷ vẫn chỉ nằm trong văn bản thay vì nằm trên bàn, thì vị thế của ông sẽ bị ảnh hưởng khi các cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2019 đang đến gần.

Để thực hiện được chương trình nghị sự của mình, ông sẽ cần các đồng minh chính trị kiểm soát đa số ở Quốc hội và Thượng viện, cho phép thực hiện các cải cách mà ông cam kết nhằm tăng thu nhập, thu hút đầu tư và tạo công ăn việc làm trong nước. Nói tóm lại, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình giống như một “phép thử” cho chính sách “bán đồng minh xa, mua láng giềng gần” của Tổng thống Duterte. Kết quả của phép thử này sẽ chỉ được thể hiện rõ khi mà các cam kết tỷ đô của Trung Quốc không phải là “lời nói gió bay”.

Bạch Dương

Sau bầu cử giữa kỳ, nước Mỹ dưới thời Trump vẫn khó lường

Sau bầu cử giữa kỳ, nước Mỹ dưới thời Trump vẫn khó lường

Với thắng lợi tại Hạ viện, liệu đảng Dân chủ có cứu vãn di sản của Chính quyền Obama và thúc đẩy các ưu tiên truyền thống hay không?

Mất Hạ viện, Tổng thống Trump sẽ xoay xở thế nào?

Mất Hạ viện, Tổng thống Trump sẽ xoay xở thế nào?

Sau hai năm nhận được ủng hộ của đa số ở lưỡng viện, giờ mất Hạ viện Tổng thống Donald Trump sẽ xoay xở thế nào?

Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump

Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump

Trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump.

Donald Trump – bản sao của Neville Chamberlain thời nay?

Donald Trump – bản sao của Neville Chamberlain thời nay?

Tổng thống Mỹ Donald Trump “giương cơ” bằng việc sử dụng “vũ khí” thuế đã đẩy thế giới vào cục diện phức tạp.

Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định

Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định

Việc gặp Putin được tổ chức sau hai năm nắm quyền được cho là do những căng thẳng chính trị nội bộ của Mĩ chứ không phải do tính toán của Trump.

Ông Trump gặp ông Putin: Ai cần ai?

Ông Trump gặp ông Putin: Ai cần ai?

Trong cuộc gặp sắp tới tại Helsinki (Phần Lan), người mà ông Trump đối mặt sẽ là một cựu điệp viên KGB. 

Thế trận cờ vây của ông Trump và ông Tập Cận Bình

Thế trận cờ vây của ông Trump và ông Tập Cận Bình

Việc ông Trump sẵn sàng "đấu tay bo" với Trung Quốc đã được các công ty và người lao động Mỹ ủng hộ. Nhưng các nhà đàm phán cảnh báo rằng các cuộc thương lượng chỉ thành công nếu có chủ đích rõ ràng.

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Tình trạng đối đầu, cạnh tranh giữa Mĩ và Nga hay giữa Mĩ và Trung Quốc được coi là sự đối chọi có tính chiến lược, toàn cầu và toàn diện.