Luật sư tư vấn:
Dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Chính phủ đã quyết nghị thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, với mục tiêu hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
Căn cứ theo Nghị Quyết của Chính phủ, Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Bạn là người lao động có giao kết hợp đồng lao động và được đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao Động 2019 về tiền lương ngừng việc:
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Đối với trường hợp này, căn cứ theo Khoản 5 Điều 4 Quyết định số 3642/QĐ-UBNDcủa Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có quy định về việc hỗ trợ người lao động cụ thể như sau:
5. Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc
a) Người sử dụng lao động lập danh sách người lao động theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội để xác nhận.
Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
b) Người sử dụng lao động gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 19, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính để thẩm định và phê duyệt.
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.
c) Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tiếp nhận, giải quyết như sau:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với phòng Y tế và cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Sau khi ban hành Quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chi trả trong thời gian 02 ngày làm việc.
Theo Nghị quyết số 68 thì người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao độngvà thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
Ảnh minh hoạ |
Trường hợp 2: Bạn là người lao động mà không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do)
Đối với trường hợp này, căn cứ theo Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thì việc hỗ trợ cho người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được thực hiện như sau: “Điều 5. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do)
1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
a) Đối tượng: hỗ trợ người lao động (theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Việc làm) làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố; người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vục bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (lao động tự do) được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Cư trú hợp pháp
- Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
2. Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
a. Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người/lần.
b. Phương thức chi trả: chi trả trực tiếp cho người lao động trên cơ sở danh sách được phê duyệt.
3. Cách thức tổ chức thực hiện: theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này".
Đối với trường hợp lao động tự do, người lao động (theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Người lao động khó khăn vì dịch Covid-19 được hỗ trợ tối đa 9 triệu đồng để nâng cao tay nghề
Ngày 6/7, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức hội nghị trực tuyến, triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.