25 vụ tai nạn liên quan trực tiếp tới Autopilot của Tesla

Trước đó, Cục An toàn Đường cao tốc Hoa Kỳ (NHTSA) đã vào cuộc điều tra tính năng Autopilot sau khi một chiếc Tesla Model S sử dụng tính năng này đâm vào hông một chiếc xe tải.

{keywords}
Chính quyền Biden có thể quyết định số phận hệ thống Autopilot của Tesla

 Chế độ lái tự động thường bị các tài xế Tesla lạm dụng, họ bị bắt gặp lái xe trong tình trạng say xỉn, hoặc thậm chí ngồi vào ghế sau khi xe đang chạy trên đường cao tốc California.

NHTSA đã mở một cuộc điều tra về 31 vụ tai nạn liên quan đến hệ thống hỗ trợ lái xe tự động một phần kể từ tháng 6/ 2016. Trong số này, 25 vụ trực tiếp liên quan đến hệ thống lái tự động một phần Autopilot của Tesla.

Trong tài liệu điều tra, NHTSA cho biết: "Cuộc điều tra sẽ đánh giá công nghệ và phương pháp sử dụng để giám sát, hỗ trợ và thực thi sự tham gia của tài xế vào nhiệm vụ lái trong quá trình lái xe tự động."

Tính năng Autopilot gây tranh cãi

Chế độ lái tự động đã trở thành chủ đề gây tranh luận gay gắt. Những người ủng hộ tính năng này chia sẻ, hệ thống Autopilot có thể kiểm soát vô lăng và tốc độ nhưng người điều khiển phải sẵn sàng tiếp nhận xử lý nếu tính năng này "chùn bước", giảm thiểu khả năng va chạm.

Một số chuyên gia lo ngại rằng tính năng lái tự động một phần của Tesla sẽ khuyến khích việc người dùng sử dụng sai mục đích, người lái có thể mất tập trung và không thể kiểm soát chiếc xe nếu có sự cố xảy ra.

{keywords}
 


Vào tháng 8, NHTSA đã yêu cầu Tesla cung cấp một loạt thông tin về tính năng Autopilot như một phần điều tra sau các sự cố mà các mẫu xe của Tesla sử dụng tính năng này gây ra, trong đó có những vụ tai nạn đâm vào xe đang dừng ở làn khẩn cấp.

Cơ quan cũng ra lệnh cho tất cả các nhà sản xuất ô tô báo cáo bất kỳ vụ tai nào xảy ra với các phương tiện tự động hoàn toàn hoặc hệ thống hỗ trợ lái xe tự động một phần.

"Cuộc điều tra của NHTSA dưới chính quyền Biden cho thấy họ đang xem xét điều này nghiêm túc hơn so với chính quyền trước đây." - Friedman một chuyên gia phân tích chia sẻ.

Fridman và Colin Barnden chuyên phân tích nghiên cứu hỗ trợ lái xe đã chia sẻ về mức độ của NHTSA có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Tesla.

Theo quan điểm của Fridman, cuộc điều tra của NHTSA không là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Tesla hoặc tính năng Autopilot, điều mà Tesla cần làm nhất nếu NHTSA tìm thấy được bất kỳ khiếm khuyết nào của tính năng Autopilot là gửi một bản cập nhật phần mềm mới tới các mẫu xe của mình.

Ngược lại Barnden cho rằng, NHTSA gần như chắc chắn sẽ tìm thấy hệ thống bị lỗi và tin rằng hệ thống giám sát người lái xe của Tesla có thể là một lĩnh vực trọng tâm. Nếu NHTSA yêu cầu Tesla nâng cấp hệ thống giám sát lái xe cho tính năng Autopilot yêu cầu người lái sẽ phải tác động lực định kỳ lên vô lăng.

Gần đây, Tesla cũng đã trang bị camera trong cabin để giám sát đôi mắt người lái đảm bảo họ đang nhìn trên đường khi xe đang di chuyển.

 Một số vụ tai nạn liên quan đến xe Tesla và hệ thống lái bán tự động của họ trong những năm qua.

Không giống như một số xe của GM hay Ford, camera trong cabin của Tesla không có công nghệ hồng ngoại hỗ trợ quan sát mắt người lái vào ban đêm và Barnden gọi nó là "một lỗi thiết kế nghiêm trọng không thể giải quyết bằng một bản cập nhật phần mềm mới."

Một đợt triệu hồi có thể xảy ra

Nếu NHTSA yêu cầu Tesla thực hiện sửa chữa trên các mẫu xe của hãng đồng nghĩa sẽ đưa Tesla vào một tình thế khó khăn phải thu hồi và lắp đặt phần cứng mới trên hàng trăm nghìn xe hoặc hủy kích hoạt tính năng AutoPilot. Ngoài ra, hãng xe có thể đối mặt với vụ kiện của khách hàng đã phải trả một số tiền để trang bị tính năng này.

Theo Dân Trí

Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Triệu hồi hơn 95.000 xe Tucson và Sonata ở Mỹ vì lỗi động cơ

Triệu hồi hơn 95.000 xe Tucson và Sonata ở Mỹ vì lỗi động cơ

Có tới 95.515 xe Hyundai Tucson và Sonata ở Mỹ phải triệu hồi do lỗi vòng bi của thanh kết nối dẫn đến nguy cơ cháy động cơ.