Chính phủ vừa yêu cầu UBND TP.HCM sớm giải quyết các vướng mắc để dự án chống ngập 10.000 tỷ được khởi động trở lại.

TPHCM thuê nước ngoài giám sát dự án chống ngập

TP.HCM chi gần 10.000 tỷ xây công trình chống ngập 

Hôm nay, Văn phòng Chính phủ phát công văn hỏa tốc gửi UBND TP.HCM về thực hiện Dự án giải quyết ngập do triều cường ở TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1.

Trong công văn, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định đối với dự án này - giai đoạn 1, UBND TP.HCM chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư. Do đó, đơn vị này phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng như tính hiệu quả của dự án.

Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP tập trung chỉ đạo kịp thời để dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện. 

{keywords}
Dự án chống ngập 10.000 tỷ có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu- giai đoạn 1 tại TP.HCM đang bị đình trệ kéo dài hơn 5 tháng

Dự án giai đoạn 1 này có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) được khởi công từ tháng 6/2016. Mục đích của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.

Hiện dự án đã hoàn thành 72% khối lượng. Song, từ cuối tháng 4, dự án phải tạm dừng thi công vì Ngân hàng BIDV - chi nhánh Nam Sài Gòn đã dừng giải ngân cho dự án vì UBND TP.HCM chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân để thực hiện thủ tục tái cấp vốn.

Mới đây, Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Meinhardt Việt Nam (liên doanh được chọn làm tư vấn giám sát dự án) đã gửi báo cáo đến UBND TP.HCM, cho biết chủ đầu đã sử dụng vật liệu thi công cửa van thép không thống nhất với khâu thiết kế (dùng thép có nguồn gốc Trung Quốc chứ không phải của các nước thuộc khối G7). Việc làm này chưa được chính quyền thành phố chấp thuận, có khả năng khiến chi phí duy tu, bão dưỡng cao hơn.

Ngay sau đó, Tập đoàn Trung Nam lên tiếng và cho biết hợp đồng BT mà UBND TP.HCM ký với nhà đầu tư không có điều khoản hay ràng buộc nào là "thép sử dụng cửa van phải là thép G7, châu Âu, thép Mỹ, thép Nhật hay thép Trung Quốc".

Do đó, chủ đầu tư khẳng định đơn vị dùng thép Trung Quốc là không sai và khẳng định quá trình thi công đều làm theo hợp đồng. Các vấn đề phát sinh đều báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trong khi các bên liên tục “đấu qua đấu lại”, người cầm trịch là UBND.TP vẫn chưa đưa ra "phán quyết" khiến dự án tiếp tục bị đình trệ và kéo theo nhiều hệ quả. 

TƯ không cấp 10.000 tỷ đồng cho dự án chống ngập TP.HCM

TƯ không cấp 10.000 tỷ đồng cho dự án chống ngập TP.HCM

Ngân sách TƯ không bổ sung cho TP.HCM 10.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập như dự kiến ban đầu.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn khó xong vào năm 2018

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn khó xong vào năm 2018

Khó khăn về giải phóng mặt bằng từ 402 hộ dân và 16 doanh nghiệp, 1 tổ chức khiến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng khó xong vào năm sau 2018.

Có thể sập cống dự án 10.000 tỷ do thi công đình trệ

Có thể sập cống dự án 10.000 tỷ do thi công đình trệ

Chủ đầu tư công trình lo cống ngăn triều có thể bị sập vì việc thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đình trệ.

Chủ đầu tư dự án 10.000 tỷ: Dùng thép Trung Quốc không sai

Chủ đầu tư dự án 10.000 tỷ: Dùng thép Trung Quốc không sai

Tập đoàn Trung Nam khẳng định không tự ý đổi vật liệu làm van cống trong dự án chống ngập 10.000 tỷ, việc dùng thép Trung Quốc không sai.

 Tuấn Kiệt