- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ nhận thấy phải làm tốt hơn các nội dung của luật Đặc khu nhưng mặt khác Chính phủ và nhân dân phải cảnh giác để không bị các đối tượng chống phá lợi dụng.
Hôm nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tiếp xúc cử tri tại trường ĐH Hà Tĩnh và TP Hà Tĩnh thông báo các kết quả của kỳ họp thứ 5 và ghi nhận ý kiến cử tri gửi tới QH, Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri Hà Tĩnh. Ảnh: Thành Chung |
Cử tri Hà Tĩnh đánh giá kỳ họp thứ 5 diễn ra ngắn gọn nhưng bảo đảm chất lượng trong công tác giám sát và xây dựng pháp luật. Cử tri đặc biệt đánh giá cao việc đổi mới phương thức “hỏi nhanh, đáp gọn”, tạo sức ép trong đặt vấn đề chất vấn của ĐBQH và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ.
Cử tri cũng đánh giá cao các cơ quan tư pháp, hành pháp đã quán triệt chỉ đạo của Đảng trong phòng, chống tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm”.
Đồng thời, cử tri lên án các đối tượng đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân để kích động, chống phá chính quyền ở một số địa phương cách đây hơn một tuần nhằm phản đối việc thông qua luật Đặc khu, luật An ninh mạng.
Tiếp thu các ý kiến của cử tri, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Bộ Công an và chính quyền một số địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm đối tượng cầm đầu, những kẻ chống đối trong vụ việc vừa qua.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung |
“QH biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm sâu sắc của nhân dân đến các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời, nghiêm khắc lên án những hành động lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, kích động, quá khích, gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và các cơ quan, tổ chức”, ông nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ, Chính phủ nhận thấy phải làm tốt hơn các nội dung thiết kế của các dự án luật nhưng mặt khác Chính phủ và nhân dân phải cảnh giác để không bị các đối tượng chống phá lợi dụng.
Về dự án luật An ninh mạng, Phó Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta khẳng định phải tạo điều kiện để người dân nói lên ý kiến của mình, nhưng phải bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh thách thức của an ninh phi truyền thông đang trở nên rõ ràng”.
Kiểm soát không để lạm thu trong giáo dục Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Trung ương vừa ban hành các Nghị quyết quan trọng về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, về cải cách chính sách tiền lương và BHXH nhằm đưa giáo dục thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu” của đất nước, dân tộc. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định với các cử tri là giảng viên, sinh viên rằng xã hội hoá giáo dục không đồng nghĩa với tình trạng lạm thu. Vấn đề là cần kiểm soát để không xảy ra lạm thu trong giáo dục và đẩy mạnh tự chủ, xã hội hoá nhằm huy động nguồn lực xã hội và quản lý hiệu quả nguồn lực này vào đầu tư phát triển. “Tự chủ giáo dục, tự chủ đại học phải hiểu là có lộ trình 4 bước, đầu tiên là tính chi phí tiền lương vào học phí, sau đó là các chi phí thiết bị dạy học, quản lý và khấu hao. Thực hiện lộ trình tự chủ trong giáo dục được Chính phủ tính toán cho kịp thời, phù hợp với mục tiêu lạm phát, khả năng chi trả của người dân. Đi liền với đó là đẩy mạnh tín dụng chính sách trong học sinh- sinh viên, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. |
Chiêu thức tinh vi của các đối tượng kích động gây rối ở TP.HCM
3 người bị tạm giữ ở trung tâm TP.HCM có mặc quân phục CAND hoặc trang bị thẻ ghi “Bộ Công an"…nhằm thực hiện âm mưu kích động, gây rối.
Bắt đối tượng giả danh công an để kích động gây rối
Một đối tượng mặc sắc phục, giả danh cán bộ công an nhằm thực hiện âm mưu kích động gây rối tại trung tâm TP.HCM.
Gây rối có bàn tay của phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài
Nói về các vụ gây rối vừa qua, Tổng bí thư khẳng định: Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân.
Vụ gây rối ở Bình Thuận: Nhận diện những người quá khích
Phần lớn đối tượng gây rối là thanh thiếu niên hiếu kỳ, say rượu, nghiện ngập… bị xúi giục kích động, hoặc cho tiền để quậy phá.
Công an TP.HCM xử lý 310 người xuống đường có hành vi quá khích, gây rối
Công an TP.HCM cho biết đang xử lý 310 người có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong đợt xuống đường tụ tập đông người vừa qua.
Thu Hằng