{keywords}
Nhà nước nên xây dựng các chính sách để hỗ trợ phát triển thị trường CNTT trong nước, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước.

Sau khi ban hành Chiến lược “Make in Vietnam”, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường, chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử quyết không để đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình và quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

"Sau 30 năm lắp ráp, gia công, nay đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện cơ bản để chuyển sang sáng tạo, làm ra các sản phẩm công nghệ Việt. Người Việt Nam có đủ tố chất tốt để sáng tạo công nghệ và sản phẩm công nghệ. Chúng ta cần xây dựng và tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.

Những thông điệp về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh khi phát biểu tại "Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam" lần thứ nhất.

Bộ trưởng cho rằng, cuộc cách mạng số và đặc biệt là sự phát triển mới của nó - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải quyết những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam, với những vấn đề của mình, chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi cho các doanh nghiệp công nghệ Việt đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu. 

Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Và cũng từ đó, Việt Nam sẽ thành một nước phát triển và hùng cường. Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình. 

Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại. 

Ngày nay, bất kỳ công ty nào, dù là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, đều liên quan đến công nghệ. Các công ty không thể sản xuất và marketing hiệu quả nếu không sử dụng công nghệ, nhất là các công nghệ mới. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới. Các công ty công nghệ, dù là phát triển công nghệ hay sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như là dịch vụ, là nhân tố quan trọng nhất nhằm đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào tất cả các doanh nghiệp, vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Chính vì thế mà phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số 1. 

“Muốn có các doanh nghiệp công nghệ thì việc tạo ra thị trường có lẽ là quan trọng nhất. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia, nếu Chính phủ mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là cho giai đoạn đầu, để sinh ra các công ty công nghệ. Chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tới Chính phủ và xã hội, cũng tạo ra thị trường vô cùng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Chia sẻ về vấn đề Make in Vietnam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CMC Nguyễn Trung Chính đề xuất, Nhà nước nên xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường CNTT trong nước, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước.

“Để thực hiện mạnh mẽ hơn chiến dịch “Make in Vietnam”, Chính phủ nên khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đóng góp xây dựng quốc gia số, qua việc thúc đẩy phát triển các công nghệ và giải pháp số có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu bằng việc đẩy mạnh các dịch vụ số ra nước ngoài”, ông Chính đề xuất.

Cùng với đó, ông Nguyễn Trung Chính còn kiến nghị Nhà nước nên xây dựng các chính sách để hỗ trợ phát triển thị trường CNTT trong nước, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng những sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước, người Việt Nam sử dụng sản phẩm CNTT “Make in Vietnam”. Chính phủ nên tạo hành lang pháp lý để hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến mô hình Chính quyền điện tử. Xây dựng chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước, có thương hiệu Việt Nam trong các công trình, hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước.

Nguyễn Thái

 

Camera Make in Vietnam sẽ giải bài toán an toàn thông tin

Camera Make in Vietnam sẽ giải bài toán an toàn thông tin

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Bkav cho biết, trên thị trường hầu hết camera đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng quan tâm.