Mới đây trên mạng xã hội đã chia sẻ một hình ảnh gây nhiều tranh cãi là cục nóng điều hoà và 4 vòng dây đồng thừa thãi. Nhiều người cho rằng, đây là cách kiếm tiền của thợ điều hoà. Tuy nhiên theo nhiều người kinh doanh mặt hàng này thì đây có thể là trò câu like trên mạng xã hội.
Dây đồng chỉ cần 3 mét, cố ý kéo dài lên 6-7 m
Trên mạng xã hội hôm qua (4/4), đã có hàng ngàn lượt chia sẻ hình ảnh về một cục nóng điều hoà được 4 vòng dây đồng quấn vòng tròn ở mọt gia đình. Hình ảnh này đã nhận được hàng nghìn lượt thích (like) vài bình luận.
Nhiều người hài hước cho rằng, thợ này đúng là “tay nghề cực cao”, “lắp thế này mới được nhiều like”,… Nhiều người thì lại cho rằng “chủ nhà đúng là tay mơ”.
Nhiều người bình luận rằng, chiều dài dây đồng cũng phải đạt đủ tiêu chuẩn thì mới đảm bảo điều hoà hoạt động ổn định.
Theo khuyến cáo thông số kỹ thuật về chiều dài đường ống đạt chuẩn kỹ thuật đã được 2 Hãng điều hòa Panasonic và Hãng điều hòa Daikin khuyến cáo không nên để đường ống ngắn hơn 3m và dài hơn 7m, độ cao chênh lệch giữa dàn lạnh và dàn nóng không quá 5m là tốt nhất.
Tuy nhiên, việc lắp thừa ra ngoài quá nhiều như vậy là không thực tế. Và dĩ nhiên, chủ nhà cũng sẽ không đồng ý với việc lắp đặt lãng phí như vậy.
Hình ảnh được chia sẻ rất nhiều hôm nay (Nguồn: Facebook) |
Do hiện nay, giá dây đồng đang dao động ở mức 160.000 đồng/mét. Thợ mua dây về quấn và tính cả công lắp sẽ vào khoảng 200.000 đồng/mét. Nếu lắp cho các công trình lớn thì giá sẽ còn khoảng 170.000 đồng/mét.
Anh Kiên, chủ một cửa hàng điện lạnh ở Hà Nội cho biết: “Tôi đã xem qua hình ảnh về cách lắp dây đồng này. Tuy nhiên, theo tôi đây chỉ là một hành động câu like trên Facebook.”
“Bởi rất có thể, người lắp cố tình quấn dây đồng quanh cục nóng rồi để hờ qua ô thoáng cửa sổ để chụp ảnh. Hơn nữa, lắp điều hoà cần phải trong phòng kín, nếu ô thoáng to như vậy thì sẽ rất tốn điện mà không hiệu quả”, anh Kiên cho biết thêm.
Ngoài ra, cũng theo anh Kiên: “Nếu lắp như vậy, thì tiền dây đồng sẽ tốn thêm mất khoảng 1 triệu đồng, chủ nhà dĩ nhiên sẽ không đồng ý. Nhiều người cho rằng, vị trí điều hoà ở ngay gần nên phải làm như vậy.”
“Nhưng thực tế, thợ lắp điều hoà sẽ căn chỉnh khoảng cách cục lạnh phía trong để sao cho dây đi thẳng chứ không quấn vòng vèo như vậy”, anh Kiên khẳng định.
Tuy nhiên, trên thực tế, cũng đã có nhiều ví dụ cho thấy, nhiều thợ lắp đặt, sửa chữa điều hòa cố tình kéo dài dây đồng thêm hàng mét để "ăn chênh" tiền vật liệu. Với các gia đình chỉ có người già, trẻ nhỏ ở nhà, không am hiểu về chuyện này, thì những thợ kém tính trung thực như vậy có cơ hội kiếm bộn với chiêu trò này.
Anh T, một thợ chuyên lắp đặt đồ điện lạnh nay đã giải nghệ cho biết: "Các chuyện ăn gian vật liệu, thiết bị này quả thực mấy năm nay rất phổ biến. Nhiều thợ không thỏa mãn với mức thu nhập của Công ty, siêu thị, tiền thưởng thêm của khách...nên họ cũng làm đủ mọi cách để tăng thu nhập. Ăn gian vật liệu, báo giá quá cao, cố tình chây ì, kêu khổ, kêu mệt...để đòi chủ nhà thưởng thêm, chẳng việc gì họ không làm".
Những bản báo giá bất thường
Ngoài cách “ăn gian” về dây đồng, mùa hè, nhiều điều hoà phải hoạt động hết công suất nên thường xuyên hỏng hóc. Thợ điều hoà mùa này thích đi sửa điều hoà hơn là đi lắp mới.
Bởi theo anh Kiên: “Cũng tuỳ tâm của thợ, nhưng sửa điều hoà mùa nóng nhiều thợ thu nhập 30 - 40 triệu/tháng, nhiều chiêu trò thì còn có thể cao hơn. Có khá nhiều cách để báo lỗi, mà khi lỗi thì chủ nhà cũng đành phải sửa. Không những thế, trời nóng mà thợ gọi mãi cũng mới có người, nên đành ngậm ngùi thay.”
“Cách vặt tiền thì không thiếu, ví dụ điều hoà không mát, thợ đến kiểm tra thấy thiếu gas thì nạp nhưng có thể báo khách là hỏng tụ, chết bo mạch, dây hở hoặc cháy lốc,…”, anh Kiên nói.
Việc thay linh kiện hay không thì hầu như khách không thể biết, bởi thay hay không đóng máy lại rồi treo lên cao thì cũng ít người có thể kiểm tra được. Chủ nhà có chuyên môn kiểm tra thì chẳng cần gọi thợ.
Ngoài những cách trên thì việc bơm gas điều hoà cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho đội thợ. Ngoài tiền công 150.000 - 200.000 đồng, nếu điều hoà hết sạch gas, phải bơm toàn bộ sẽ hết khoảng 200.000 - 300.000 đồng với điều hoà cơ, bơm bổ sung thì tuỳ theo mức độ.
Còn với điều hoà Inverter thì tiền gas có thể lên tới khoảng 1 triệu đồng, loại gas của điều hoà này càng dễ làm giá hơn. Và lượng bơm thật sự là bao nhiêu thì chỉ có thợ mới biết.
Không chỉ có thợ sửa chữa điều hòa, trong giới thợ làm về điện máy, điện lạnh khác như sửa chữa máy giặt, bình nóng lạnh...nhiều người cũng có những cách ma mách khác nhau để kiếm tiền: Hỏng 1 thì báo 2-3, cố tình thay thiết bị, tốt không hỏng của chủ nhà bằng thiết bị cũ, báo giá cao quá mức thị trường...Cho nên, chủ nhà luôn luôn phải cảnh giác với những bản báo giá quá bất thường.
(Theo Dân Trí)
Chuyên gia ‘bày’ cách mua quạt điều hòa hợp không gian tiết kiệm điện năng
Hiện nay trên thị trường quạt điều hòa có khá nhiều chủng loại, mẫu mã, kích thước và công suất. Vậy nên, tùy thuộc diện tích phòng của ngôi nhà để lựa chọn mua quạt điều hòa sao cho thích hợp và tiết kiệm điện năng, tránh lãng phí.
6 bí quyết dùng điều hòa chống rét tiết kiệm điện
Với thời tiết rét buốt như hiện nay thì việc sử dụng chế độ sưởi trên điều hòa 2 chiều là rất cần thiết. Vậy làm sao để sử dụng chế độ này một cách hiệu quả và tiết kiệm điện nhất?
Cách dùng chế độ nóng tiết kiệm điện và không 'tổn thọ' điều hòa
Dùng chế nóng của điều hòa đúng cách vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm điện, lại không không ảnh hưởng tới 'tuổi thọ' của điều hòa.
Những sai lầm sử dụng điều hòa mùa đông khiến tiền điện tăng vùn vụt
Chỉ là những thói quen rất nhỏ khi dùng điều hòa nhưng nếu không chú ý, người dùng rất dễ mắc sai lầm khiến hóa đơn tiền điện tăng không phanh.
Phát hiện 3 container đựng hàng nghìn máy điều hòa lậu từ Nhật
Hàng nghìn bộ máy điều hòa nhiệt độ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, xuất xứ Nhật Bản vừa bị bắt giữ tại cảng Mái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Điều hòa có công dụng đuổi muỗi mà ít người biết
Bên cạnh những cách đuổi muỗi tự nhiên như cắm đinh hương vào chanh, đốt nến sả,... thì bạn đã biết đến chức năng đuổi muỗi của điều hòa chưa?
Nắng nóng kéo dài, cách dùng điều hòa để không ‘tiền mất tật mang’?
Những ngày gần đây, điều hòa của nhiều gia đình được sử dụng hết công suất do Hà Nội nắng nóng liên tục. Những sai lầm sau bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe cả nhà.