Thông thường để lừa được tiền của nạn nhân, các thủ đoạn lừa đảo phải thật tinh vi và lạ lẫm. Tuy nhiên, hình thức lừa đảo đã có từ 30 năm trước này vẫn khiến nhiều người tin theo không một chút ngờ vực. Thậm chí, nhiều nạn nhân còn tình nguyện bị giam giữ, không có ý định cố gắng trốn thoát. Họ chỉ thật sự biết mình bị lừa sau khi được nhà chức trách giải thích chuyện gì đã xảy ra.

{keywords}

Nạn nhân bị thuyết phục rằng việc quay video, chụp ảnh giả mạo mình bị bắt cóc sẽ giúp họ tránh được rắc rối.

Một nữ sinh viên 18 tuổi đang học tại New South Wale (Úc) đã được một nhóm những người nói tiếng Trung tiếp cận. Họ tự nhận là cảnh sát Trung Quốc và đang cố gắng giúp cô thoát khỏi một rắc rối pháp lý tại đây. Việc cô cần làm là đến ẩn náu tại một ngôi nhà cùng người lạ mặt.

Tiếp theo, nhóm lừa đảo liên lạc với một thanh niên 22 tuổi, thuyết phục anh ta rằng cô gái 18 tuổi kia là một nhân chứng cần được bảo vệ. Hai người sẽ sống chung nhà, ăn riêng trong 8 ngày.

Trong suốt thời gian đó, cô gái được nhóm người lạ hướng dẫn cách quay video, chụp ảnh bằng chứng giả mạo mình bị bắt cóc để gửi cho họ cùng lời hứa sẽ dùng những tư liệu trên để giúp cô đánh lừa luật pháp của nước sở tại.

Tuy nhiên, du học sinh người Trung Quốc này lại không hề biết rằng, video cùng hình ảnh cô bị bắt cóc đã được gửi cho chính gia đình của cô, với mục đích yêu cầu họ phải đưa 213.000 USD để cô được an toàn.

Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp giả mạo bắt cóc được biến tấu rất tinh vi mà cảnh sát đã phát hiện được.

“Đây là vụ lừa đảo thứ 9 được báo cáo trong năm nay. Một khoản tiền chuộc ước tính gần 3,5 triệu USD đã bị lấy đi từ gia đình các nạn nhân”, cảnh sát New South Wale nói.

“Nhóm lừa đảo đã khéo léo thay đổi kịch bản tùy từng đối tượng, hầu hết là lợi dụng lòng tin vào pháp luật của các du học sinh. Như vụ việc ở trên, những liên lạc đầu tiên đã bắt đầu từ tháng 7. Họ lừa nữ sinh 18 tuổi rằng thông tin cá nhân của cô đã bị sử dụng bất hợp pháp, do đó cô đang gặp rắc rối về mặt pháp luật”, cảnh sát cho biết thêm.

Cách thức hoạt động của trò lừa đảo

Theo giảng viên tội phạm học Lenno Chang của Đại học Monash, hình thức lửa đảo tương tự như vậy đã xuất hiện từ 30 năm trước.

Nạn nhận thường nhận được một cuộc gọi đột ngột từ kẻ lừa đảo, nói tiếng Quan Thoại, tự nhận họ là người của chính phủ hoặc cảnh sát Trung Quốc.

Nạn nhân sẽ được thông báo đang có vấn đề về hộ chiếu hay tình trạng thị thực. Điều này có thể dẫn đến các rắc rối nghiệm trọng với chính quyền nước sở tại. Sau khi nạn nhân cảm thấy lo lắng, họ sẽ được hướng dẫn để nói chuyện với một quan chức nặc danh để biết thêm chi tiết.

Cuối cùng, nạn nhân bị thuyết phục rằng việc quay video, chụp ảnh giả mạo mình bị bắt cóc sẽ giúp họ tránh được rắc rối. Tuy nhiên, mọi dữ liệu đó sẽ được kẻ lừa đảo gửi về Trung Quốc để tống tiền gia đình nạn nhân.

Theo báo cáo, đã có gần 1.200 vụ đi kèm 2 triệu USD tiền lừa đảo được thực hiện vào năm 2019. So với năm 2018, số vụ có giảm nhưng tổng số tiền lừa đảo lại tăng lên. Cảnh sát Australia cho hay, họ đã cảnh báo điều này từ 5 năm trước, tuy nhiên sự rụt rè của nạn nhân đã khiến công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.

Thời Vũ (Theo The Guardian)

Lừa 70 học sinh, trung tâm du học Nhật bỗng dưng biến mất

Lừa 70 học sinh, trung tâm du học Nhật bỗng dưng biến mất

Báo chí Nhật đưa tin ít nhất 70 học sinh Việt đã bị một trung tâm lừa về kế hoạch du học ở quốc gia này.