{keywords}
Theo đánh giá của ITU, năm 2018 Việt Nam đã tăng 50 bậc so với năm 2017 về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI), xếp thứ 50/175 quốc gia. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã xác định điều kiện đầu tiên, tiên quyết xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt hồi đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thành công và bền vững tại Việt Nam. An toàn, an ninh mạng cũng là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.

Theo báo cáo đánh giá Chỉ số an toàn, an ninh mạng – GCI toàn cầu được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố năm 2019, xếp hạng GCI của Việt Nam năm 2018 đã tăng 50 bậc so với năm 2017, xếp vị trí 50/175 quốc gia, lần đầu tiên lọt vào nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng. 

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số GCI và đến năm 2030 nước ta sẽ có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này.

Để góp phần thúc đẩy mục tiêu trên, tạo cơ hội cho cho đại diện các cơ quan, doanh nghiệp và người dùng trong cả nước được trao đổi, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam, chiều ngày 30/10/2020, chuyên trang ICTnews của báo điện tử VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến về chủ đề “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”.

Tọa đàm dự kiến có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Cục CNTT – Bộ GD&ĐT cùng đại diện các doanh nghiệp Viettel, VNPT, BKAV, CMC, VNCS và CyStack.

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?” sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố về an toàn thông tin; đồng thời đề ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Buổi tọa đàm trực tuyến sẽ được triển khai bằng hình thức đưa ra câu hỏi mà độc giả quan tâm đến các chuyên gia trả lời và đăng tải trên ICTnews.vn. Các độc giả quan tâm đến tọa đàm có thể đặt câu hỏi và gửi về cho Ban Tổ chức theo địa chỉ [email protected]

Chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI được đưa vào Nghị quyết 130 (Rev. Busan, 2014) Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) về tăng cường vai trò của ITU trong các hoạt động thuộc lĩnh vực TT&TT và an toàn thông tin mạng. Mục đích của việc công bố GCI là nhằm đánh giá hiện trạng, đồng thời thúc đẩy các quốc gia, vùng lãnh thổ trong việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; thúc đẩy hợp tác quốc tế và thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thông tin.

GCI được đánh giá trên cơ sở 5 trụ cột: Pháp lý - Được thống kê dựa trên các quy định pháp luật và các chương trình/kế hoạch triển khai những vấn đề an toàn thông tin mạng và tội phạm mạng; Kỹ thuật - Được thống kê dựa trên quy định kỹ thuật và các chương trình/kế hoạch về an toàn thông tin mạng; Tổ chức - Được thống kê dựa trên quy định về chính sách, cơ chế phối hợp và chiến lược phát triển an toàn thông tin mạng ở quy mô quốc gia; Xây dựng năng lực - Được thống kê dựa trên các chương trình nghiên cứu và phát triển, chương trình đào tạo và tập huấn, các chuyên gia được chứng nhận và các cơ quan, tổ chức trong khu vực công tham gia hoạt động này; Hợp tác - Được thống kê dựa trên chương trình/kế hoạch hợp tác và mạng lưới chia sẻ thông tin.

ICTnews

Doanh nghiệp Việt đã đáp ứng được 70% chủng loại sản phẩm ATTT quan trọng

Doanh nghiệp Việt đã đáp ứng được 70% chủng loại sản phẩm ATTT quan trọng

Tính đến tháng 10/2020, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam đã có 68 sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, cung ứng ra thị trường, đáp ứng khoảng 70% chủng loại sản phẩm an toàn thông tin quan trọng.