Đây là nội dung công điện mới nhất vừa được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ký gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cho người dân tự lấy mẫu

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương triển khai ngay, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và với người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.

Đồng thời tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm kịp thời trong vòng 24 giờ đối với RT-PCR.

- Tại khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong toả): Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 3 - 5 ngày/lần tại nhà ở/hộ gia đình, theo mẫu gộp cả hộ với RT-PCR hoặc gộp 3-5 với test nhanh kháng nguyên.

- Khu vực nguy cơ cao: Lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại nhà ở/hộ gia đình, tương tự nguyên tắc trên.

- Các khu vực khác: Thực hiện giám sát, xét nghiệm tầm soát lấy mẫu đại diện thành viên gia đình nguy cơ nhất, di chuyển nhiều nhất.

{keywords}

Từ ngày 7/8, người dân sẽ được hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, khu vực sản xuất, kinh doanh, người trực tiếp cung cấp hàng thiết yếu: Thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần, trường hợp cần thiết có thể mở rộng phạm vi. Tại khu công nghiệp, tần suất lấy mẫu thực hiện theo văn bản số 2787 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế yêu cầu thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng.

Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu/cụm công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Đây là điểm mới chưa từng được thực hiện.

Mọi F0 đủ 2 điều kiện được ở nhà

Các địa phương áp dụng mô hình điều trị 3 tầng của Bộ Y tế, phân theo tiến triển bệnh và mức độ lâm sàng.

Đối với trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, cho xuất viện vào ngày thứ 7 nếu xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc có hoặc tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30). Sau khi về nhà tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú.

Trước đây, quy định 5599 của Bộ Y tế ban hành ngày 14/7 quy định phải 10 ngày. Cùng ngày, phác đồ điều trị cập nhật lần 6 cũng quy định xem xét xuất viện sau 10 ngày.

Đối với F0 phát hiện tại cộng đồng nhưng không có triệu chứng lâm sàng và có tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30), không cần thiết đưa vào cơ sở y tế mà chỉ cần theo dõi y tế tại nhà.

Vừa qua, Bộ Y tế mới cho TP.HCM thí điểm, giờ cho các địa phương có số ca nhiễm cao được áp dụng.

Đối với người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế và trong thời gian tự theo dõi tại nhà, nơi lưu trú nếu có tái dương tính thì không cần cách ly điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh và không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch.

Các trường hợp này cần tiếp tục được theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

Địa phương chịu trách nhiệm tổ chức các tổ công tác y tế, các tổ tư vấn, tổng đài tư vấn để giúp đỡ, chăm sóc người bệnh và kịp thời chuyển đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu chuyển nặng.

Tổ chức tiêm cuốn chiếu

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn cho người được tiêm.

Theo đó, triển khai tiêm cho tất cả trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, các nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu…).

{keywords}

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh tiêm cuốn chiếu để thiết lập các vùng xanh

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định đối tượng được tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.

Để đẩy nhanh tốc độ, cần huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành….

 Tổ chức tiêm ngay cho lực lượng y tế cả nhà nước, tư nhân, dược sĩ, người lao động, người làm trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thuốc, trang thiết bị, sản xuất, lưu thông oxy…; tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.

Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng. Thực hiện tiêm cuốn chiếu, khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn trong khu vực đang bùng phát dịch.

Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.

Toàn văn công điện về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại đây

Thúy Hạnh

Mới: Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin về từ vùng dịch không phải cách ly tập trung

Mới: Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin về từ vùng dịch không phải cách ly tập trung

Bộ Y tế cho phép những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu về từ vùng có dịch chỉ phải theo dõi sức khoẻ tại nhà trong vòng 7 ngày.