Tại đây, Đông A giới thiệu đầy đủ 43 bản đặc biệt S100 từ năm 2005 đến 2025. Bên cạnh đó, sự kiện cũng giới thiệu các ấn bản giới hạn khác như: S365, S500, S895 và tủ sách Trăm năm Nobel

W-474075435_948479467384554_623361.jpeg
Không gian trưng bày tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. 

Các ấn bản này được trưng bày theo giai đoạn tương ứng với từng thời kỳ hình thành và phát triển dòng sách sưu tầm của Đông A.

Từ 2005 đến 2015 là giai đoạn đầu với các ấn phẩm: Văn mới 5 năm đầu thế kỷVăn mới 5 năm 2011-2015 (nhiều tác giả, Hồ Anh Thái tuyển), Viết về bè bạn (Bùi Ngọc Tấn), Hạt bụi người bay ngược (Hòa Vang), Sắp đặt và diễn (Hồ Anh Thái). 

W-z6237201560296_8002773d50a2f3415455a12d247a70d7.jpg
Tác phẩm "Văn mới 5 năm đầu thế kỷ" và "Văn mới 5 năm 2011-2015".

Giai đoạn 2019 - 2020 gồm 9 ấn bản là khởi đầu của một chặng đường mới với Anh em nhà Karamazov, Kiêu hãnh và định kiến, Những ngôi sao Eger, Bố già, Hán Sở diễn nghĩa, Thiên hoàng Minh Trị, Robinson Crusoe, Khát vọng sống, Những cuốn sách thay đổi lịch sử. Các ấn bản được đóng bìa PU, mạ nhũ vàng, được đầu tư kỹ phần nội dung và minh họa. 8/9 cuốn sách này được nghệ nhân Nguyễn Đức Khuynh ở Nha Trang đóng bìa thủ công.

W-z6237201532482_8b8c32211d9d4ff7798c771b14f4f7f0.jpg
Ấn bản S100 "Nhà thờ Đức Bà Paris".

Điểm nhấn trong trưng bày là những ấn bản đặc biệt được thực hiện trong năm 2024 với nhiều kỹ thuật mới áp dụng. Lần đầu tiên, Đông A áp dụng lối đóng sách Bradel kết hợp phong cách Kinh Thánh với ấn bản S100 Nhà thờ Đức Bà Paris.

W-z6237201548744_5749b1b5f5e7b7fdf41f00548532678d.jpg
Ấn bản đặc biệt "Thần khúc".

 Lối đóng sách Bradel kết hợp với phong cách Kinh Thánh cũng được áp dụng với ấn bản đặc biệt Thần khúc. Kỹ thuật trang trí ghép da inlay được áp dụng cho ấn bản Con Bim trắng tai đenHành trình thám hiểm Đông Dương

W-z6237201548532_45ed6f97635d8c7d4bfe8643e4c968d6.jpg
Ấn bản "Con Bim trắng tai đen".

Đáng chú ý, Đông A lần đầu giới thiệu tới độc giả 2 ấn bản S100 của năm 2025: Truyện KiềuLịch sử Việt Nam bằng hình.

S100 Truyện Kiều in Letterpress (in lún) trên giấy dó truyền thống Bắc Ninh, gây ấn tượng về cả thị giác lẫn xúc giác cho người sử dụng. Ấn bản này được giữ nguyên phách giấy ở ba cạnh, tạo sự hoài cổ.

W-z6237201552261_bec5a4d41482823661057182d243c4ee.jpg
Ấn bản S100 của năm 2025 - "Truyện Kiều".

Trước đó, Số đỏ là cuốn sách in trên giấy dó đầu tiên, khâu theo lối Passé-carton (khâu rết) cổ điển châu Âu và để gáy trần. Còn Truyện Kiều là cuốn sách đầu tiên được Đông A áp dụng 3 kỹ thuật: in sách bằng phương pháp Letterpress, khâu gáy theo lối Coptic với mũi khâu đôi hai màu chỉ và bìa sách làm từ chất liệu sơn mài. 

W-z6237201548574_f4e1524c53f7935a2b4889e4ad36ca7f.jpg
Ấn bản "Lịch sử Việt Nam bằng hình".

 Lịch sử Việt Nam bằng hình được in 4 màu trên giấy Magic Fabric Ivory 120 gsm. Bìa sách đóng cấn rãnh, trang trí kết hợp giữa da dê và chất liệu vải, ruột sách được gõ nấm vuông góc 90 độ.

Các họa tiết đầu đao hình rồng (hiện vật thời Lê Trung Hưng), chuôi kiếm Đông Sơn trên bìa vải được ép kim nhũ vàng và ép chìm. Miếng vải đóng bìa liền mạch bọc xuyên suốt từ gác bìa 1, sang bìa 1 đến gáy sách, bìa 4 và gác bìa 4. Viền bìa da chỉ vài mm, nhãn tên sách ở bìa 1 và gáy cùng chất liệu da dê Pháp và mạ bằng vàng thật. 

W-8a3914c5f6604a3e1371.jpg
Tủ sách "Trăm năm Nobel" giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả đoạt giải Nobel văn chương.

Tại sự kiện lần này, Đông A cũng trưng bày dòng sách giới hạn, trong đó có tủ sách Trăm năm Nobel giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả đoạt giải Nobel văn chương. Bộ Nông dân của Władysław Stanisław Reymont - nhà văn Ba Lan đoạt giải Nobel năm 1924, Điên rồ hay thần thánh của José Echegaray (kịch tác gia người Tây Ban Nha), Nàng Mireille của Frédéric Mistral (nhà thơ Pháp).

Ngoài ra, các danh tác văn học Việt Nam với minh họa của các họa sĩ đương đại được giới thiệu qua tủ sách Văn chương và Mỹ thuật như Người kép già (tác giả Kim Lân, minh họa Thành Chương), Gió đầu mùaHà Nội băm sáu phố phường (tác giả Thạch Lam, minh họa Đào Hải Phong), Đôi lứa xứng đôi - Nửa đêm - Cười (tác giả Nam Cao, minh họa Đặng Xuân Hòa)….

Ảnh: T.Lê