Colosseum được xem là đấu trường có qui mô kiến trúc hoành tráng nhất của thời La Mã cổ đại và với sức chứa khoảng 50.000 người.
Đánh bại hàng chục địa danh của thế giới nổi tiếng, như Nhà thờ Hagia Sophia ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Lâu đài Neuschwanstein ở Đức, Đấu trường Colosseum(còn gọi là đấu trường La Mã) được vinh danh là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới vào năm 2007. Cùng với trung tâm lịch sử của Rome, Đấu trường La Mã là một di sản thế giới hút khách du lịch vào bậc nhất của thành Rome.
Colosseum được xem là đấu trường có qui mô kiến trúc hoành tráng nhất của thời La Mã cổ đại và với sức chứa khoảng 50.000 người.
Colosseum được xem là đấu trường có qui mô kiến trúc hoành tráng nhất của thời La Mã cổ đại và với sức chứa khoảng 50.000 người. |
Đấu trường được xây dựng vào khoảng năm 70 - 72 SCN dưới thời của hoàng đế Vespasian và hoàn thành vào khoảng năm 80 SCN dưới thời Titus, và được tu sửa nhiều dưới thời hoàng đế Domitian.
Công trình có kiến trúc độc đáo, khác biệt so với các tòa nhà công cộng của Hy Lạp và La Mã thời bấy giờ, được xây dựng theo mô hình cổ điển của các ngôi đền Hy Lạp, với các hàng cột hình chữ nhật, dầm và trán tường hình tam giác. Bên cạnh đó, đấu trường này cũng không giống với các rạp hát Hy Lạp trước đó thường được xây dựng bên cạnh sườn đồi mà là một công trình kiến trúc đứng tự do. Đấu trường được xây dựng theo hình bầu dục, với một hệ thống phòng và lối đi phức tạp. Có 80 bức tường tỏa ra từ khu vực trung tâm, tạo nên các lối đi, những bậc thang và các dãy ghế ngồi. Tổng chiều cao công trình khoảng 48,5m.
Đây đã từng là nơi diễn ra những trận đấu đẫm máu giữa các giáp sĩ và mãnh thú trong tiếng reo hò vang dội của giới quý tộc và người dân thành Rome. |
Có sức chứa cực lớn nhưng khán giả có thể đi vào và thoát ra nhanh chóng khi cần thiết vì đấu trường được bao quanh bằng 80 lối vào trên mặt đất, trong đó có 76 lối có đánh số theo chữ số La Mã dành cho các khán giả bình thường. Cổng chính phía Bắc dành riêng cho các hoàng đế La Mã và các cận thần, ba lối còn lại dành cho tầng lớp thượng lưu. Tất cả 4 lối vào đặc biệt này đều được trang trí với các bức phù điêu bằng vữa sơn mà hiện nay vẫn còn một số mảnh vỡ.
Dù đến nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum vẫn được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại.
Cùng với Vatican, đấu trường La Mã là địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất của thành Romevới 6 triệu du khách ghé thăm hàng năm. Áp lực về giao thông của một thành phố lớn, cùng với lưu lượng khách du lịch ngày một đông và ô nhiễm về không khí tác động không nhỏ lên công trình vĩ đại này mỗi ngày. |
Thời gian và sự tác động của con người và tự nhiên khiến đấu trường La Mã bị ảnh hưởng, mai một khá nhiều, không còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Hiện Italy đang muốn phục dựng khán đài của đấu trường La Mã. Việc phục dựng sẽ không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn di tích văn hóa này, mà còn góp phần tăng thu hút du khách tới tham quan. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa Italy cũng cho biết, sau khi được phục dựng, khu vực khán đài của đấu trường còn có thể được sử dụng làm sân khấu tổ chức các sự kiện.
Italy đang muốn phục dựng khán đài của đấu trường La Mã |
Đấu trường mở cử hàng ngày từ 8h30 đến trước khi mặt trời lặn một giờ. Từ năm 2012, vé tham quan đấu trường được bán kết hợp với vé vào quảng trường La Mã và đồi Palatine với giá 12 euro (khoảng 335.000 đồng). Trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 65 tuổi được miễn phí vé tham quan các địa điểm này.
Theo thethaovietnam.vn