12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam như Tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống, Tranh Thập vật, Tranh làng Sình,... đang được trưng bày tại Bảo Tàng Hà Nội.
Triển lãm giới thiệu 12 dòng tranh dân gian của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội gồm Tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống,...Bên cạnh đó kết hợp giới thiệu bộ sưu tập tranh dân gian của Bảo tàng Hà Nội như tranh
Triển lãm giới thiệu 12 dòng tranh dân gian của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội gồm Tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống,...Bên cạnh đó kết hợp giới thiệu bộ sưu tập tranh dân gian của Bảo tàng Hà Nội như tranh. |
Tranh Đông Hồ treo trong ngày Tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp của người nông dân Việt Nam xưa, các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành đều không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh Tết. |
Trong các loại tranh chơi Tết của vùng châu thổ Bắc Bộ, tranh dân gian Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ là điển hình hơn cả. Ra đời từ khoảng thế kỉ 16 - 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỉ 20 sau đó suy tàn dần. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt Nam. |
Trên nền giấy ấy, một số tờ tranh chỉ cần diễn hình bằng nét đen, phần lớn bảng màu của tranh sử dụng chất liệu trong tự nhiên như trắng của sò điệp, đen của than lá tre già, đỏ của gỗ vang, xanh của lá chàm, vàng của hoa hòe,… Những màu nguyên ấy đều được in mảng bẹt cạnh nhau không cần màu trung gian. |
Tranh Kính Nam Bộ là một sản phẩm không thể thiếu trong nghệ thuật trang trí nội thất của người dân Nam bộ, việc treo tranh Kiếng trong nhà đã tạo ra nét văn hóa riêng của người dân Nam bộ so với các vùng miền khác ở nước ta. Dòng tranh Kiếng có nhiều chủng loại đa dạng: Tranh thờ tổ tiên, tranhThần, Phật, tranh chúc tụng, tranh cảnh vật trang trí nội thất.... Ở đó có loại vẽ thuần bằng sơn màu đa sắc (thêm ngân nhũ và kim nhũ) hoặc kết hợp với kỹ thuật tráng thủy, độc đáo nhất là tranh Kiếng cẩn ốc xà cừ. |
Tranh Kiếng đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và mĩ thuật của công chúng khắp các thôn xã từ miền Đông Nam bộ đến miền Tây Nam bộ và trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian không thể thiếu được trong các gia đình. Ngày nay, nghệ thuật vẽ tranh Kiếng dân gian Nam Bộ không còn được ưa chuộng và phát triển như xưa, cần có các phương án bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống này để lưu giữ cho kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. |
Triển lãm trưng bày 200 hiện vật, trong đó có 50 hiện vật của Bảo tàng Hà Nội. Điểm nhấn trong triển lãm lần này là bộ sưu tập mộc bản kinh phật,mộc bản tranh thập vật,tranh làng Sình của bảo tàng. |
Tranh Hàng Trống 2 loại là tranh thờ và tranh tết,trong đó 80% là tranh thờ. Dòng tranh Hàng Trống phát triển ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón… (Hà Nội). Cách diễn hình tinh vi, phong phú trong khuôn khổ bức tranh và trong nhiều loại tranh. Khuynh hướng tranh trục cuốn phương Đông được sử dụng mạnh mẽ nhằm tạo không gian có nhiều mảng trống, gợi cảm và thanh cảnh theo thị hiếu của dân thành thị. |
12 dòng tranh tiêu biểu được trưng bày như Tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống, Tranh Thập vật, Tranh làng Sình, Tranh Đồ thế Nam Bộ, Tranh Kính Nam Bộ, Tranh Thờ miền núi, Tranh Gói vải, Tranh Thờ đồng bằng, Tranh Vải. |
Các tác phẩm tranh dân gian nổi tiếng như: Lý ngư vọng nguyệt, Thất đồng, Ngũ hổ, Tố nữ; bộ tranh truyện: Hoa Tiêu, Kiều... bộ tranh về cảnh dạy học, cảnh nhà nông hay các kiểu khác: canh, tiều, ngư, mục (nhà nông, tiều phu, đánh cá, chăn trâu); các tranh thờ: Tam toà Thánh Mẫu, Phật, Tứ phủ, Ngọc hoàng... làm cho dòng tranh có thể sánh ngang với bất cứ dòng tranh đồ hoạ danh tiếng nào. |
Đến nay dòng tranh Hàng Trống chỉ còn một mình họa sĩ Lê Đình Nghiên, là con cháu của nghệ nhân Lê Đình Liệu, xưởng vẽ ở phố Cửa Đông Hà Nội hiện còn lưu giữ khoảng 50 ván in Hàng Trống, cổ nhất có tuổi chừng 200 năm. |
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng ( Hoài Đức – Hà Nội ) được hình thành vào nửa sau thế kỉ 18. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống).Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó.Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. |
Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt, là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh. Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tàu nên còn được gọi là tranh Đỏ. Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc.Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng. |
Mô tả |
Tranh Thập vật được in ra từ các chùa làng Việt khắp châu thổ Bắc Bộ. Nội dung của loại tranh này thể hiện nét tâm linh một thời của người Việt thuở còn chế độ phong kiến. Có lẽ cách đây mấy thế kỷ, khoảng suốt từ thời Lê-Trịnh qua Nguyễn đến Pháp thuộc… là thời thịnh trị nhất của loại tranh này. |
Cùng với tranh khắc, mỹ thuật dân gian Việt Nam còn có những bức tranh vẽ tay của các tác giả khuyết danh thuộc dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan…Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài và dày đặc các nhân vật thần linh. Về cơ bản loại tranh này vẽ bằng bột màu trên giấy.Màu sắc tranh thờ thường là màu bột và một số màu lấy từ tự nhiên (đá sỏi son, lá chàm, hoa hòe, than lá tre, bột vỏ sò vỏ điệp…), do vậy ít pha trộn như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây..., đâu đó còn dùng cả vàng lá, bạc lá thếp thêm vào tranh tạo nên sự quện ấm tươi tắn, linh thiêng. |
Tranh Hàng Trống. |
12 dòng tranh dân gian được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. |
Tranh làng Sình là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ.Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình. |
Tranh làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng.Với khoảng hơn 50 đề tài tranh phản ảnh tín ngưỡng cổ sơ, người dân thờ tranh cầu mong người yên, vật thịnh... Ngoài các đề tài tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh tố nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội. |
Cùng với tranh khắc, mỹ thuật dân gian Việt Nam còn có những bức tranh vẽ tay của các tác giả khuyết danh thuộc dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan…Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài và dày đặc các nhân vật thần linh. |
Các kỹ thuật in tranh Đông Hồ. |
Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “12 dòng tranh dân gian tiêu biểu Việt Nam”. Triển lãm nhằm giới thiệu với đông đảo nhân dân Thủ đô Hà Nội và khách quốc tế nét độc đáo của tranh dân gian Việt Nam, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc và được mở cửa từ Thứ Ba đến Chủ Nhật hàng tuần. |
Theo Tiền Phong