Ông Vương Văn Thực (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang sở hữu chiếc “long sàng đế vương” nạm tới 86 viên ngọc trai và vô vàn trai, ốc quý hiếm. Tương truyền, chiếc giường này có xuất xứ từ Trung Quốc, là long sàng” của một vị vua dưới triều nhà Thanh tặng cho vua nhà Nguyễn. Nhiều người kể rằng, chiếc long sàng này có khả năng chữa được một số loại bệnh hiểm nghèo vì nó được thiết kế theo “âm dương ngũ hành”. Chủ nhân cho hay, long sàng được mua tại Cần Thơ vào năm 1997 với giá 14 cây vàng. Nó hoàn toàn được làm bằng gỗ trắc, có chiều dài 2,7m, bề ngang 1,71m, chỗ dày nhất của thành giường lên tới 50cm. |
Sập gỗ có tên “Hoàng Gia” làm bằng gỗ cẩm lai nguyên khối hàng nghìn năm tuổi với đường vân đẹp, kích thước lớn, được đánh giá là 1 trong những chiếc sập gỗ đẹp hiếm có ở Việt Nam. Chiếc sập nặng hơn 4 tấn, có chiều dài hơn 5m, rộng 2,1m và dày 30cm với hoa văn nổi, mềm mại nhìn như “trải thảm hoa”. Chủ nhân của sập gỗ bạc tỷ này là anh Nguyễn Mạnh Cường (Thường Tín, Hà Nội). Giá của chiếc sập gụ này là 3,2 tỷ đồng. |
Một chiếc sập gỗ cẩm đỏ nguyên khối có đường kính lên đến 2,2m, dài 4,4m, bề dày 24,5cm, nặng tới 3,2 tấn, được chào bán với giá gần 2,5 tỷ đồng tại một hội chợ ở TP.HCM vào năm 2016 khiến người dân xôn xao. Chiếc sập này rất độc bởi đường vân và ánh màu của gỗ không chê vào đâu được, đặc biệt, với đường kính lên đến 2,2m, thuộc hàng rất hiếm và quý. |
Theo anh Trần Bá Trình, nhân viên bán hàng tại một cửa hàng đồ gỗ cao cấp trên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội), cả Việt Nam chỉ có duy 2 chiếc sập làm bằng ngọc nghiến, lấy từ hai cây nghiến cổ thụ có đường kính thân lên tới 5m mỗi cây. Trong đó, một vị đại gia ở Hà Nội đã sở hữu một chiếc với giá 1,5 tỷ đồng. |
Chiếc sập này của ông Hoàng Văn Cường (TP.HCM), người được mệnh danh là "vua đồ cổ". Chiếc sập ba thành có tuổi đời hơn 300 năm, nguồn gốc từ Trung Quốc, được một viên quan triều đình Huế mua về dùng để hút thuốc. Sập được làm nguyên miếng bằng gỗ lệ chi (cây vải), được chạm khắc rất tinh xảo với hình con rồng đang ôm quả địa cầu, 2 vò rượu, chim chóc, hoa lá... Chiếc sập được giới chơi đồ cổ đánh giá là có một không hai. Ông Cường cho biết đã mua chiếc sập này vào năm 1976, ở Hà Tiên với giá 5 cây vàng. Đã có người trả 2 triệu USD (tức là hơn 40 tỷ đồng) nhưng ông không bán. |
Ông Nguyễn Văn Thưởng (Đông Anh, Hà Nội) thường được mọi người gọi bằng cái tên "vua đồng nát Hà thành". Trong số hàng nghìn đồ cũ của ông Thưởng, đáng chú ý nhất là chiếc sập gỗ trắc cổ xưa được định giá lên tới 1,5 tỷ đồng. Sở dĩ chiếc sập trắc được rao giá cao là bởi chất gỗ tốt, thuộc loại quý hiếm và có lịch sử lâu đời. Chiếc sập có chiều dài 2,4m, rộng 2m và cao chừng 80 phân được ông Thưởng mua lại của một gia đình Hà Nội gốc trên phố Triệu Việt Vương. Mặt chiếc sập trang trí với bộ đục long lân quy phượng rất cầu kỳ và tinh xảo. |
Chiếc sập bạc tỷ này là của anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành). Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc. Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc - Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện. Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Hút mắt người xem nhất là vô vàn họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ. |
Năm 2016, một cặp phản gỗ được cho là lớn nhất Việt Nam được giới thiệu đến các đại gia Hà Nội. Trong đó, chiếc phản có tên “Hoàng gia” bằng gỗ ngọc am, xuất xứ từ Lào, thuộc loại gỗ quý nhóm 1. Đây là chiếc phản lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, có kích thước chiều dài 4,5m, rộng 2,5m và bề dày 22cm. Chiếc phản được rao bán với giá hơn 3,6 tỷ đồng. |
Chiếc phản thứ hai giá 1,8 tỷ đồng có tên là “Thương gia”. Kích thước của phản dài 568cm, rộng 206cm và dày 45cm. |
Tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao diễn ra tại Đồng Nai vào năm 2016, một chiếc phản bằng gỗ gõ đỏ đã được rao bán với giá 2 tỷ đồng. Chiếc phản có chiều dài khoảng 3 mét, ngang hơn 2 mét và dày 0,3m. Theo nhân viên bán hàng, sản phẩm này được làm từ gỗ gõ đỏ nguyên khối - loại gỗ đứng đầu bảng và giá khá cao. Ngoài chiếc phản trên, còn nhiều chiếc phản bằng gỗ cẩm lai nguyên khối cũng được bán với giá từ 650 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng. |
Chủ nhân của tấm phản đắt đỏ này là ông Tân ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tấm phản bằng gỗ gõ màu đỏ lừ, mỗi tấm dài 3m, dày 10cm. Ông Tân đã mua tấm phản này với giá 500 triệu đồng qua nhiều mối. Để có tấm phản này, cây gỗ phải thuộc hàng sư tổ trong rừng, và phải là cây mọc thẳng tắp, thớ vân gỗ đẹp và dày, không khuyết điểm, mỗi cây chỉ ngả ra được 1-2 bộ phản. |
Giữa năm 2014, nhiều du khách đến Khu du lịch Vạn Hương Mai (xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tận mắt chiêm ngưỡng bộ ván ngựa bằng gỗ gõ bông lau, được trưng bày trong không gian nhà cổ của khu du lịch. Miếng ván ngang 2,2m, dài 4m, dày 24cm. Loại gỗ gõ bông lau luôn được giới “sành gỗ” săn lùng bởi nằm rất mát lưng, có thể trị nhức mỏi, cảm thông thường. Ngoài giá trị quý hiếm, loại gỗ này còn được bài trí trong không gian phòng khách, phòng khánh tiết với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn. |
Một bộ ván ngựa làm bằng gỗ gõ bông lau với chiều ngang 2,15 m, dài 4 m, bề dày ván 24 cm, nặng tới 2,2 tấn được cho là độc đáo nhất ở miền Tây được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ nhân của nó vẫn chưa đồng ý bán. |
Có người cho rằng bộ ngựa của một đại gia ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là “khủng” nhất Việt Nam. Ai được chứng kiến tận mắt cũng phải ngỡ ngàng về những kích thước có tính kỷ lục của sản phẩm từ đại ngàn này. Theo đại gia T., bộ ngựa được ông mua cách đây 4 năm, từ rừng Lào, với giá hơn 40 nghìn USD. Đây là bộ ngựa được làm từ phần thân sát gốc của cây Kate (Việt Nam gọi là gụ, gõ đỏ) siêu cổ thụ nguyên khối. |
Kích thước của bộ ngựa dài 4,8 m, rộng 2,4 m, cao 0,8 m (gần 10m3 gỗ), hàng chục người có thể ngả lưng thoải mái. Trọng lượng 4,2 tấn. Riêng chi phí thuê chở từ Lào về Việt Nam là 70 triệu. Sau khi chở về Việt Nam, đại gia này thuê thợ đánh bóng, sơn lại. Toàn thớt ngựa bóng loáng, không có một vết nứt. |
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)