Nhu cầu ô tô tại Việt Nam tăng nhanh, nhiều nhà đầu tư muốn phát triển xe điện để thay thế xe động cơ đốt trong, nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài các vấn đề kỹ thuật và thương mại thì yếu tố tâm lý của người dân là 1 rảo cản khi đa số vẫn có thái độ thăm dò và xa lạ với xe điện. Thậm chí nhiều người còn giữ suy nghĩ 'nói vậy mà không phải vậy' vì nghi ngờ liệu loại ô tô tương lai có thể chạy tốt ở Việt Nam?.
Cuối năm 2017, Mitsubishi Motors Việt Nam, đã hoàn thành lắp đặt trạm sạc, dành cho ô tô điện đầu tiên tại Hà Nội, đặt trong trụ sở Bộ Công Thương, cùng với đó là bàn giao chiếc xe điện cho cơ quan này sử dụng thử.
Mitsubishi Motors Việt Nam đang phát triển thêm 2 trạm sạc mới dành cho ô tô điện, đặt tại Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam). Bên cạnh đó, còn hợp tác với trường Đại học Đà Nẵng và Tổng công ty Điện lực Miền Trung đào tạo kỹ thuật và sản xuất các trạm sạc cho ô tô điện.
Trạm xạc cho ô tô điện ở Đà Nẵng |
“Chúng tôi chọn Đà Nẵng làm bàn đạp để phát triển ô tô điện, ban đầu sẽ chạy tuyến Đà Nẵng - Hội An và ngược lại, giúp mọi người làm quen và trải nghiệm với ô tô chạy điện”, ông Kunihide Kume, Phó Tổng giám đốc Công ty Mitsubishi Motors Việt Nam, chia sẻ.
Chiếc xe thí điểm của Mitsubishi là mẫu iMIEV là một dòng xe hoàn toàn sử dụng điện, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Theo tính toán, cộng cả lượng khí thải để tạo ra điện năng sạc cho chiếc xe, nó cũng chỉ bằng 30% lượng khí thải của một chiếc ô tô mini chạy xăng. Còn chi phí cho mỗi Km của chiếc ô tô điện, chỉ bằng 1/3, so với một chiếc xe chạy xăng thông thường.
Một mẫu xe điện khác là Outlander PHEV - ô tô điện lai xăng, với 2 động cơ điện, mỗi động cơ công suất 80 mã lực và một động cơ xăng 121 mã lực. Khi sạc đầy pin, chiếc xe này có thể đi được 60km, không sử dụng chút xăng nào. Nếu đi xa hơn, động cơ xăng sẽ hoạt động để sạc điện cho pin và hỗ trợ mỗi khi xe cần tăng tốc. Outlander PHEV có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 1.9L/100km, lượng khí thải CO2 là 44g/km, thấp hơn so với 172g/km của xe chạy xăng thông thường.
Tại Việt Nam, ngoài Mitsubishi, còn một số DN khác cũng đang muốn phát triển ô tô điện. Thương hiệu xe thương mại Fuso (thuộc tập đoàn Diamler - Đức) cho biết, theo kế hoạch, đến năm 2019 sẽ đưa ra thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam, sản phẩm xe tải nhẹ sử dụng động cơ điện.
Đây là loại xe tải chạy trong thành phố, có công nghệ hiện đại. Mẫu xe này, chỉ sử dụng năng lượng điện, cho phát thải ra môi trường là 0%. Xe có thể chở được từ 2-3 tấn hàng hóa và di chuyển trong khoảng cách 100 km/lần xạc. Thời gian xạc điện cũng rất nhanh, chỉ cần 1 giờ là xạc đầy 80% tổng dung lượng pin. Pin của chiếc xe này được bảo hành tới 10 năm.
Sử dụng ô tô điện hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường |
Còn Công ty VinFast, thuộc tập đoàn Vingroup, đã công bố kế hoạch sản xuất ô tô điện, tại nhà máy đang xây dựng ở Hải Phòng.
Trong khi đó, Tổng công ty Điện lực miền Trung có tham vọng, đầu tư vào phát triển hạ tầng cho ô tô điện với các trạm sạc. Đây là kế hoạch đón đầu cho sự phát triển ô tô điện thời gian tới.
Để xe chạy được, còn nhiều khó khăn
Theo các cơ quan chức năng, nhu cầu về ô tô tại Việt Nam đang tăng nhanh. Đến thời điểm 2025 sẽ đạt khoảng 600.000 xe/năm và 2030 đạt 1 triệu xe/năm. Số lượng ô tô tăng nhanh dẫn tới hệ lụy là lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường lớn. Vì vậy, việc phát triển ô tô điện sẽ rất phù hợp, nhất là tại các thành phố lớn, dân cư đông đúc.
Các dự báo mới đây cho thấy, từ năm 2025, thị trường ô tô sẽ có bước chuyển lớn sang dòng xe điện. Nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ô tô điện sẽ có giá bán tương đương ô tô động cơ đốt trong. Thời gian nạp pin cho xe điện giảm xuống dưới 1 giờ, đa số ô tô điện có thể chạy tới 400 km cho mỗi lần sạc. Đây là những yếu tố quan trọng, thuyết phục khách hàng chuyển sang lựa chọn ô tô điện.
Khó khăn nhất là khâu hạ tầng chuẩn bị cho xe điện |
Riêng Việt Nam, khảo sát mới đây của Công ty tư vấn chiến lược quốc tế Frost & Sullivan (Mỹ) cho thấy, có 33% người tiêu dùng tham gia khảo sát nghĩ đến mua xe điện ngay từ lần đầu. Việt Nam có dân số trẻ và rất nhiều người sử dụng Internet. Sự hứng thú với công nghệ xe điện của người Việt đã vượt qua những hạn chế của nó hiện nay như giá thành cao, sạc pin tốn thời gian. Đây là thị trường thực sự tiềm năng, Frost & Sullivan nhận xét.
Tuy nhiên, phát triển xe điện tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào thực sự bài bản, khoa học và mang tính hệ thống về ô tô điện. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 vẫn định hướng tập trung vào phát triển các dòng xe con chủ yếu là dùng động cơ đốt trong.
Chính sách khuyến khích phát triển xe điện hầu như chưa có. Xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt, bằng 70% so với xe chạy xăng dầu thông thường.
Hơn nữa, theo ông Kunihide Kume, từ đầu năm 2018 không thể nhập khẩu được ô tô điện từ Nhật về Việt Nam do Nghị định 116 đòi hỏi xe nhập phải có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, trong khi Chính phủ Nhật Bản từ chối cấp giấy này cho xe xuất khẩu.
Muốn phát triển xe điện, phải có hạ tầng. Tại Việt Nam, hạ tầng cho xe điện đến nay chưa có gì. Ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu,... khi phát triển xe điện, đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ với các nhà sản xuất ô tô và các tập đoàn năng lượng, để thực hiện việc phát triển hạ tầng. Cùng với đó là ban hành những chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng.
Trần Thủy
Cạn tiền, cha đẻ ô tô điện made in Vietnam tạm ngưng chế tạo
Ông Trần Minh Tâm, cha đẻ chiếc ô tô điện CITY 18 đã tạm ngưng việc chế tạo do gặp khó khăn về tài chính.
Ô tô điện made in Vietnam: 'Nhiều người bảo tôi bị điên'
Mất gần 3 năm ròng rãi với không ít tiền và công sức, ông Trần Minh Tâm đã chế tạo được chiếc ô tô điện có thể chạy với vận tốc 50km/h.
Thay cục pin chạy 400 Km, dân Việt lái ô tô điện ra phố
Các dự báo mới đây cho thấy, từ năm 2025, thị trường ô tô sẽ có bước chuyển lớn sang dòng xe điện.
Campuchia làm ô tô điện, Uganda ra xe hơi.. chờ hàng made in Việt Nam
Việc Campuchia, Triều Tiên, các quốc gia châu Phi trong điều kiện kinh tế khó khăn vẫn sản xuất được những thương hiệu ô tô riêng khiến thế giới phải chú ý.
Ô tô điện đổ về Việt Nam sẽ có giá rẻ bất ngờ
Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế suất từ 70% xuống 50% để khuyến khích nhập khẩu, sử dụng ô tô điện.
Ô tô điện Việt Nam, ra đường khó mà chạy nổi
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam. Song đến nay, hạ tầng để phát triển xe điện vẫn chưa có gì, xe điện khó chạy nổi ra đường.
Ô tô điện về Việt Nam: Xe 2 tỷ vừa đi vừa lo chết máy
Các DN mong muốn thúc đẩy phát triển ô tô điện tại Việt Nam, nhưng cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, trong việc xây dựng những chính sách cụ thể, để phát triển hạ tầng và khuyến khích người dân sử dụng.