- Sinh ra trong một gia đình khá giả, trải qua thời niên thiếu đủ đầy nhưng bà Lê Thị Tý (1924 - 2001), con dâu thứ hai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, lại nếm không ít vất vả khi làm vợ một kỹ sư vô tuyến điện.
Câu chuyện chiếc mâm bằng nhôm
Bà Tý là con gái đầu lòng của một gia đình kinh doanh than củi lớn ở Hà Nội những năm 1930, chồng bà là ông Nguyễn Dực, giảng viên khóa I, khoa vô tuyến điện của ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhưng cuộc sống sau hôn nhân của thiếu nữ Hà Nội không hề dễ dàng.
Ông Nguyễn Lân Bình, con trai bà Lê Thị Tý, kể: “Cái nghèo khó của gia đình ám ảnh suốt tuổi thơ tôi. Năm 1973, khi đi làm và bắt đầu kếm được tiền, một lần tôi đi qua cửa hàng bách hóa thấy bán nhiều ấm đun nước bằng nhôm, bát Hải Dương và mâm nhôm… Trước đây, gia đình tôi chưa có lấy một cái mâm tử tế nên tôi mua một cái mang về nhà.
Ông Nguyễn Lân Bình lần giở những ký ức về mẹ, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Ảnh: Diệu Bình) |
Nhìn thấy cái mâm trên tay con trai, mẹ tôi nói: “Con mua nó làm gì?” Nhiều chục năm sau, trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời tôi mới hiểu ý nghĩa câu hỏi của mẹ. Theo đó, bà cần tiền mua mớ rau, bìa đậu hơn là mua cái mâm để rồi không biết sẽ đựng cái gì”.
Mặc dù đói khổ nhưng bà Nguyễn Thị Tý luôn chú trọng việc giáo dục con cái. Bà luôn khuyến khích con đọc sách và tìm cơ hội để dạy con những bài học từ những điều bình thường nhất.
Cũng theo ông Bình, nhà đông con nên các anh em ông lúc nào cũng đói ăn. Ông nhớ một lần, mẹ ông được hàng xóm cho một quả na và bà đem cho 4 đứa con. Vừa cho na nhưng bà cũng vừa ra một bài toán về cách chia phần cho các con. Bà nói làm thế nào để các con chia quả na thành 4 phần bằng nhau và người chia sẽ là người không được chọn phần. Với một quả chuối, bà cũng dành cho 2 người con nhỏ tuổi nhất nhưng với điều kiện người chia phần sẽ không được chọn.
Bà Lê Thị Tý những ngày ở tuổi 18 (Ảnh: Gia đình cung cấp) |
Cha mẹ ông cũng dạy con khá nghiêm khắc. Ông kể: “Một lần ông làm vỡ một món đồ bằng sứ và bị cha và mẹ phạt. Cha mẹ tôi nói: Con sẽ có 2 lựa chọn. Một là chịu đòn thì con sẽ được ăn cơm. Hai là con không chịu đòn nhưng con cũng sẽ phải nhịn cơm. Mục đích hình phạt là để tôi nhớ và lần sau không tái phạm lỗi. Vì quá đói nên tôi lúc nào cũng lựa chọn điều kiện thứ nhất.
Điều này ảnh hưởng đến tôi tận sau này. Khi nhập ngũ vào quân đội, đơn vị có việc nặng, việc khó tôi đều xung phong làm chỉ để có thêm chút phần thưởng là gói lương khô, miếng bánh… Có thể nói, nó đã rèn luyện ý chí của tôi”.
Dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng tình yêu giữa cô nữ sinh trường Đồng Khánh ngày nào và chàng sinh viên trường Bách Khoa vẫn không phai nhạt khi bước vào đời sống hôn nhân.
“Tình yêu ngát xanh” đến tận cuối đời
Theo lời kể của ông Bình, cha ông rất yêu vợ. Ông chia sẻ: “Khác với nhiều phụ nữ thời đó, mẹ tôi là một người phụ nữ không khéo léo, đảm đang. Nhưng bù lại bà nhận được tình yêu và sự cảm thông rất lớn từ chồng”, ông Bình khẳng định.
Ông tiếp tục kể: “Bà luộc rau thường xuyên đậy kín nắp vung vì vậy mỗi khi mẹ bê đĩa rau lên tôi nhìn thấy nó là một màu vàng, kém hấp dẫn. Không chỉ thế, ngày xưa gạo thường mục, nhiều sạn nên nấu cơm người ta thường phải đãi gạo nhưng mẹ tôi thì không. Mỗi lần ăn cơm cha tôi cắn phải sạn kêu răng rắc trong miệng nhưng ông vẫn vui vẻ ăn.
Ông luôn ăn hết tất cả những gì bà nấu. Buổi tối trước khi đi ngủ ông là người mắc màn, sáng dậy ông luôn là người gấp chăn cho bà”.
Trang lưu bút của một người bạn thân viết tặng bà Lê Thị Tý năm 1942 (Ảnh: Gia đình cung cấp) |
Đến thời điểm 10 ngày trước khi kỹ sư Nguyễn Dực nhắm mắt xuôi tay họ vẫn gọi nhau là anh - em rất ngọt ngào.Họ không chỉ yêu mà khi lấy nhau về còn chấp nhận và bỏ qua mọi khiếm khuyết cho nhau. Hầu như trong cuộc sống họ ít khi to tiếng với nhau. Mỗi lần có giận dỗi họ đều im lặng, người này nóng người kia sẽ lạnh để hòa giải mâu thuẫn.
“Cũng từ tình yêu mãnh liệt này mẹ tôi mới chấp nhận từ một cô gái con nhà khá giả đi theo cha tôi sống một cuộc đời thiếu thốn và nhiều vất vả”, ông Lân Bình chia sẻ về cuộc hôn nhân của cha mẹ.
Không chỉ vậy, bà luôn động viên ông trước mọi quyết định lớn của cuộc đời. Để rồi từ đó, ông là người đã có công rất lớn trong việc xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Dực đã tình nguyện mang toàn bộ máy móc của mình để lắp đặt đài phát thanh đầu tiên cho Cách mạng Việt Nam.
Ngày 25/8/1945, chính ông đọc trước micro câu: "Đây là Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, trên làn sóng điện 41 mét".
Ngày 2/9/1945, ông Dực cũng là người trực tiếp thiết kế và phụ trách toàn bộ hệ thống âm thanh để Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội.
Mặc dù vậy, khi nói về những câu chuyện trong quá khứ, bà Tý vẫn nhấn mạnh với các con: “Cha mẹ chưa bao giờ coi việc làm đó là những điều gì to tát”.
3 cô gái xinh đẹp vẫn bị từ chối phũ phàng vì lý do không ngờ
Dù có ngoại hình xinh xắn, dễ thương nhưng những cô gái này đều bị các anh chàng từ chối phũ phàng trên sóng truyền hình với những lý do khó hiểu.
Chú rể nhảy theo ca khúc của Sơn Tùng trong đám cưới khiến cô dâu xúc động
Dù không phải vũ công chuyên nghiệp, chú rể Song Ninh vẫn cố gắng thể hiện điệu nhảy “Nơi này có anh” (Sơn Tùng M-TP) để chiều lòng vợ.
Chuyện ngoại tình tinh vi của một người vợ đảm đang, duyên dáng
Mặc dù biết mình không kiếm ra nhiều tiền nhưng anh Lâm vẫn tự hào mình có vợ đẹp, con ngoan. Chỉ đến khi chứng kiến chiêu ngoại tình tinh vi của vợ với gã hàng xóm anh mới ngã ngửa.
Ngọc Trang - Diệu Bình