- Hiểu tâm lý trẻ, đặt ra những luật lệ rõ ràng và để các con tự giải quyết xung đột là chìa khóa mà mỗi bậc phụ huynh cần phải nắm bắt.

Các bậc phụ huynh có bao giờ phải đau đầu khi phải giảng hoà mâu thuẫn của hai anh em trong nhà? Chắc chắn ai làm cha làm mẹ cũng trải qua những lúc khó xử khi không biết phân bua như thế nào. Có lẽ những bí quyết sau đây sẽ là chìa khoá giúp ích cho cha mẹ lúc con trẻ bất đồng. 
{keywords}
 

1. Theo dõi và ghi chép lại các hành động của trẻ để nắm bắt rõ tâm lý

Xây dựng tính cách cho trẻ là điều các bậc cha mẹ cần làm giúp các con trở nên hoà thuận hơn. Cha mẹ nên bắt đầu bằng việc tìm ra những điểm mấu chốt của trẻ khi có dấu hiệu của sự bất đồng.

Có phải nguyên nhân là từ sự ân cần chăm sóc của bậc cha mẹ? Từ một trò chơi điện tử? Hay là từ một niềm vui giải trí nào đó? Hãy ghi chép lại trong một hoặc hai tuần. Điều đó sẽ giúp các bậc phụ huynh dần nắm rõ được con trẻ và hiểu chúng hơn.

2. Đề ra các quy tắc rõ ràng trong từng trường hợp

Các bậc phụ huynh nên thiết lập các luật lệ rõ ràng khi trẻ bất hoà với nhau, cho dù đó chỉ là việc ai sẽ sử dụng chiếc xích đu, hay ai sẽ là người chơi chiếc máy điện tử tiếp theo?

Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ về các quy định, đồng thời có những hình phạt nhẹ khi chúng vi phạm những quy định đó. Những luật lệ này sẽ giúp giảm mâu thuẫn giữa con trẻ. Hãy viết những tờ ghi chú nhỏ và dán nó xung quanh khu vui chơi để các con có thể dễ dàng đọc được.

3. Không nên vội vàng can thiệp và giải quyết mâu thuẫn giữa các con

Hãy để các con tự tìm cách hoà giải. Thay vào đó, cha mẹ nên động viên, khích lệ, giúp con tự mình tìm ra hướng giải quyết. Nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu chuyện và can thiệp vào cuộc tranh cãi sẽ làm cho trẻ có tâm lý đối phó, nhiều khi có thể dẫn đến cảm giác mất niềm tin vào cha mẹ.

{keywords}
 

4. Để ý và cẩn trọng trong việc so sánh và "gán mác" cho trẻ

Việc cha mẹ liên tục có những lời nói so sánh sẽ khiến một trong những đứa con của họ cảm thấy mặc cảm và tự ti. Hãy nói thật khéo léo để trẻ không nhận ra sự so sánh này. Đồng thời gián tiếp tạo ra sở thích chung hoặc tổ chức các hoạt động vui chơi để chúng thêm gắn bó.

5. Hãy suy nghĩ thực tế

Chút tranh cãi và dằn dỗi đều là một phần trong cuộc sống gia đình. Đó cũng là một điều không thể thiếu trong quá trình phát triển mối quan hệ ruột thịt. Các con có thể cãi nhau rất nhiều, nhưng cuối cùng vẫn sẽ là những người bạn tốt nhất của nhau. Vì vậy, đừng nổi cáu với chúng mà hãy từ từ tìm chìa khóa để giải quyết những xung đột đó. Hãy vừa là cha mẹ, vừa là bạn bè của con cái!

Vũ Nguyên (Theo The Guardian)