Nhận định về sự tăng trưởng trong chi tiêu toàn cầu cho chuyển đổi số, ông Crawford Del Prete - Chủ tịch toàn cầu của IDC cho biết: “Nhu cầu về CNTT đã thay đổi đáng kể do Covid-19, với hầu hết mọi phân khúc của thị trường đều bị ảnh hưởng, bởi những thay đổi lớn trong hành vi của khách hàng. Chúng tôi dự đoán rằng, đầu tư trực tiếp vào chuyển đổi số sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 15,5% trên toàn cầu, từ năm 2020 đến năm 2023, trong khi đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) không liên quan đến chuyển đổi số sẽ đạt CAGR là -1,4% trong giai đoạn này”.
Các lệnh phong tỏa đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, dẫn đến việc người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác, ngoài việc thực hiện công việc và giải quyết nhu cầu cá nhân của họ thông quan môi trường trực tuyến.
Vì vậy, chuyển đổi số sẽ cung cấp các công cụ mà các công ty yêu cầu, để làm việc hiệu quả khi phần lớn nhân viên đang làm việc tại nhà. Hoặc để thay thế các tương tác vật lý của khách hàng bằng các tương tác kỹ thuật số và nó cũng sẽ giúp tiết kiệm một nguồn kinh phí cho các công ty.
Liên quan đến vấn đề này, ông Jyoti Lalchandani - Phó Chủ tịch tập đoàn IDC và Giám đốc điều hành khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi đưa ra dự đoán rằng: “Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán sự trở lại của tăng trưởng kinh tế vào năm 2021 khi vắc-xin Covid-19 được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới. Vào năm 2022, 70% tất cả các tổ chức trên toàn cầu sẽ tăng tốc sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chuyển đổi các quy trình kinh doanh hiện có để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng, năng suất của nhân viên và khả năng phục hồi kinh doanh”.
Phan Văn Hòa (theo Telecoms)
Chuyển đổi số: Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục
Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng ban hành đã đặt chuyển đổi số giáo dục lên vị trí ưu tiên cao nhất. Đây con đường đúng và nhanh nhất để tạo ra sự đột phá cho ngành.