Đồng thời, các khoản thu nhập được miễn thuế thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.
Theo phản ánh của bà Nguyễn Ngà (Bà Rịa - Vũng Tàu), hiện do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Công ty bà đã có phương án phòng dịch để Công ty không bị gián đoạn trong sản xuất. Cụ thể, Công ty đã cho cán bộ công nhân viên cách ly ăn ở tại Công ty và một số cán bộ công nhân viên ở khách sạn.
Bà Ngà hỏi, chi phí ăn ở khách sạn, tiền xét nghiệm cho cán bộ công nhân viên trước khi vào Công ty làm việc, khoản tiền phụ cấp các vật dụng khác có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?
Ngoài ra, Công ty bà có thành lập tổ, đội dân quân tự vệ. Công ty chi tiền phụ cấp cho đội dân quân tự vệ và khoản tiền bồi dưỡng trực trong các ngày lễ lớn. Vậy, khoản tiền trên có tính thuế TNCN hay không?
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN; quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
...đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:…";
Tại Điều 3 quy định các khoản thu nhập được miễn thuế:
"1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:…".
Căn cứ các quy định trên, nếu khoản thu nhập của cá nhân thuộc thu nhập từ tiền lương, tiền công, không thuộc các khoản không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN và các khoản thu nhập được miễn thuế thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.
(Theo Chinhphu.vn)
Đề nghị sửa luật, giảm thuế cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa khoản 2 điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được áp dụng mức thuế lần lượt là 15% và 17%.