Theo một nhà thiết kế áo dài có tên tuổi ở Hà Nội, kỹ thuật dát vàng lên áo không quá khó và chỉ cần nửa chỉ vàng thì các thợ kim hoàn cũng có thể "thổi" được thành một bức tranh dát vàng. Thế nên, nhà thiết kế này cho rằng: "Với các nhà thiết kế, nếu nói áo dài của Chí Anh được dát vàng với giá 6.000 USD thì điều đó rất buồn cười". Một khán giả khác thì hài hước: Chí Anh đang “quảng lựu đạn”.

{keywords}

Chiếc áo được cho là dát vàng của Chí Anh, do Đỗ Trịnh Hoài Nam thiết kế. Ảnh: TL

Người trong nghề không đánh giá cao thiết kế này

Sự kiện về đám cưới của kiện tướng dancespor Chí Anh sẽ chẳng có gì ầm ĩ nếu như không có việc anh mặc áo dài được cho là dát vàng với giá 6.000 USD và sử dụng xe hoa trị giá gần 7 tỷ đồng. Nếu như chiếc Mercedes-Benz S500 có thể dễ dàng kiểm chứng vì được hãng xe này niêm yết công khai thì với chiếc áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam là "chỉ người trong cuộc mới rõ".

Theo thông tin được đăng tải thì chiếc áo dài này được thiết kế cách tân. Để gia tăng sự sang trọng và đặc biệt cho chiếc áo dài này, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã chọn họa tiết áo là những chữ song hỷ được cắt theo form chữ nhật và xếp đều trên thân áo. Đặc biệt hơn, những chữ song hỷ trên áo được tạo nên bởi vàng lá và dát trực tiếp trên thân áo bằng công nghệ cao. Với hơn 30 người thợ làm việc miệt mài trong 3 ngày, chiếc áo đặc biệt của chú rể Chí Anh đã hoàn thành. Theo tiết lộ từ nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, chiếc áo này có giá lên tới 6.000 USD. Ngay sau đó đã có khán giả bình luận hài hước rằng, chiếc áo này không phải được dát vàng, mà là được dát từ vỏ của... “lựu đạn”.

Tìm hiểu kỹ hơn về thực hư của chiếc áo được "nổ" với giá 6.000 USD này, nhà thiết kế áo dài Xuân Thu đã thẳng thắn phân tích: “Có rất nhiều vấn đề ở chiếc áo được cho là đặc biệt này. Thứ nhất, về kiểu dáng nhìn hơi giống với thiết kế của Sỹ Hoàng. Chữ in trên áo không có sự đầu tư về kỹ thuật. Thứ nữa, gọi là áo dài nhưng nhìn nó người ta không thấy sự thừa hưởng của chiếc áo dài dân tộc. "Ta" không rõ mà "Tây" cũng chưa tới".

Theo đó, nhà thiết kế Xuân Thu cho rằng: “Trong lĩnh vực thời trang, một sản phẩm đẳng cấp thì điều đầu tiên nó phải đến từ một nhà thiết kế có thương hiệu. Ví dụ, với các sản phẩm như Gucci hay Chanel thì chỉ nghe thấy tên thôi, không cần thẩm định cũng đủ hiểu đó là sản phẩm có chất lượng và thẩm mỹ. Ở đây, tôi không biết chiếc áo dài này của ai thiết kế nhưng nhìn nó tôi không thấy giá trị của thẩm mỹ và mỹ học. Các họa tiết trên áo được sắp đặt đều đặn mà không thấy có sự cầu kỳ, công phu hay độ khó về mặt kỹ thuật. Với những người không biết thì có thể tin là đắt giá theo lời của nhà thiết kế đó. Nhưng với người trong nghề thì tôi nghĩ, sẽ không ai tin và không đánh giá cao thiết kế này".

Đánh giá sâu hơn về giá thành của chiếc áo, nhà thiết kế Xuân Thu cho biết: "Một chiếc áo đắt giá có rất nhiều yếu tố, trong đó có chất liệu và độ công phu khi thực hiện. Chất liệu phải là nguyên liệu thân thiện với môi trường, nhưng nhìn chiếc áo của Chí Anh, tôi thấy đó là chất liệu vải bóng, khả năng không phải là chất liệu thân thiện môi trường. Còn về yếu tố dát vàng trên áo thì phải có sự kiểm chứng, giá trị vàng là bao nhiêu thì mới thuyết phục. Theo tôi, nếu sử dụng vàng để thiết kế thì cần phải có điểm nhấn và sự tinh tế hơn, ví như tạo thành phụ kiện trang sức và đính trên áo. Như chiếc áo này chỉ dập các họa tiết thì không có gì là khó khăn và mất nhiều công sức cả".

Nửa chỉ vàng cũng dát được cả một bức tranh

{keywords}

NTK Anh Thư (phải) với nhiều năm gắn bó với thương hiệu áo dài truyền thống

Trao đổi với nhà thiết kế Anh Thư (thương hiệu áo dài Ngân An), chúng tôi hỏi về kỹ thuật dát vàng lên áo, chị chia sẻ: “Đây là kỹ thuật mới và chưa được áp dụng nhiều đối với áo dài. Hiện phổ biến nhất là thêu tay, đính đá hoặc đính khảm trai... Tuy nhiên, kỹ thuật này không hề khó và cũng kém kỳ công hơn so với các kỹ thuật vừa kể. Công đoạn này do các thợ kim hoàn làm và chỉ cần nửa chỉ vàng là họ có thể "thổi" được cả một bức tranh. Cái này tôi đã từng làm và treo ở nhà, các con tôi cứ đùa là sau này nếu hết tiền thì lấy tranh đem bán. Nhưng thực ra giá trị có đáng là bao vì nó được dát rất mỏng".

Là người được nhiều cuộc thi sắc đẹp mời đồng hành, tư vấn và thiết kế áo dài, nhà thiết kế Anh Thư cũng không lạ gì chuyện nhiều người chỉ "vống" lên nhằm mục đích PR tên tuổi. "Có những chiếc áo dài được thông tin là trị giá 1 tỷ đồng, thú thực là tôi không hiểu là nó đính những chất gì lên để hết từng ấy tiền. Tôi từng thiết kế những chiếc áo dài chất liệu ngoại nhập và đính đá cao cấp, nếu đính 100 viên mà tôi nói 1.000 viên thì cũng không ai ra đó mà đếm cả. Giá 1.000 - 2.000 USD mà nói thành 10.000 USD thì người ta cũng tin thôi, nhưng người trong nghề thì đâu dễ lừa phỉnh thế. Hơn nữa, một chiếc áo từng ấy tiền thì đến như thương hiệu của tôi đây mà lâu lâu mới làm được một cái chứ không có nhiều khách hàng chịu bỏ ra từng ấy tiền đâu. Đó nhiều khi chỉ là cách để họ làm thương hiệu mà thôi".

Ở góc độ khác, nhà thiết kế Lek Chi nêu quan điểm: “Tôi không biết chiếc áo dài này làm từ chất liệu gì. Nhưng nếu nó có giá 6.000 USD thì chắc là do chất liệu đắt, công thợ và kỹ thuật in công phu chẳng hạn. 6.000 USD nghe có vẻ là nhiều nhưng ở cửa hàng của mẹ tôi, có những chiếc áo dài không có nguyên liệu vàng mà cũng đã 4.000 - 5.000 USD rồi. Tuy nhiên, ở đây cũng không loại trừ có yếu tố PR để gây chú ý mà thôi”.

Theo GĐ&XH