Sự chuyển mình của một vùng đất lịch sử
Sẽ không khó để những người con xa xứ về lại quê hương có thể bắt gặp sự thay đổi đáng kinh ngạc tại vùng đất oai hùng của giai thoại lịch sử - Đức Quản cơ Trần Văn Thành, khi những cây cầu gỗ, cầu tạm bợ đã được thay thế bởi những loại cầu sắt, cầu bê tông cốt thép vững chắc. Những con đường mòn, đường đất đã được đô thị hóa bằng những lối giao thông láng nhựa, trải bê tông hay “hàng tấn” dự án với số vốn đầu tư nghìn tỉ đồng liên tục được cấp phép triển khai thực hiện.
Quá trình chuyển mình ngoạn mục cả về diện mạo lẫn kinh tế - xã hội của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã cho thấy những kỳ tích được xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo báo cáo từ Cổng thông tin điện tử huyện Châu Phú, việc sử dụng các kỹ thuật cải tiến của khoa học vào quá trình canh tác và sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực ban đầu. Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp này đã góp phần tăng thêm lợi nhuận của bà con nông dân tại khu vực lên đáng kể trong những năm gần đây.
Khu đô thị cao cấp Sao Mai là một trong những dự án góp phần giúp thị trấn Cái Dầu đạt chuẩn đô thị loại IV |
Một đô thị nhộn nhịp đang chờ đánh thức
Về thăm lại Châu phú là để cải biên quan niệm xưa cũ của một vùng quê lúa cao sản, vùng chuyên canh cây ăn trái xuất khẩu đã ngày càng thêm khởi sắc, trở thành địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tạo được sức thu hút đối với nhiều nhà đầu tư tầm cỡ.
“Trục đô thị Cái Dầu, Bình Long, Bình Mỹ đang trình hồ sơ lên Bộ để được duyệt là đô thị loại IV, và để đạt được điều đó phải đòi hỏi tốc độ đô thị hóa nhanh. Khi chủ đầu tư thực hiện dự án, như khu đô thị cao cấp Sao Mai Bình Long hoặc khu Đô thị mới Sao Mai Tây Cái Dầu - dự án được kỳ vọng rất cao có thể đưa Châu Phú sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, cấp lãnh đạo huyện đã nhanh chóng và quyết liệt hỗ trợ nhà đầu tư thu hồi, giải phóng mặt bằng giúp hoàn thiện dự án”, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú ông Trần Thanh Nhã đã phát biểu.
Hơn 700 ha đất hoang vu sản xuất kém hiệu quả đã được các doanh nghiệp đầu tư khai thác, có 7 trên tổng 14 dự án lớn đã được thực hiện với quy mô trên 194 ha, 73 danh mục công trình đã và đang được xây dựng...là những gì mà khu vực có 33 km đường Quốc lộ ngang qua này “hút” được sự quan tâm đầu tư đặc biệt.
Ông Trần Thanh Nhã - Bí Thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú |
Nằm cạnh tuyến quốc lộ nối giữa TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc, huyện Châu Phú được ví như đứa em út bao bọc bởi hai người anh trong gia đình An Giang khi nơi đây luôn được hưởng những phúc lợi trực tiếp từ hoạt động giao thương giữa hai thành phố. Và cũng vì lý do đó mà dân cư ở khu vực này đạt được tỉ lệ tăng dần theo sự phát triển chung của tỉnh.
Tính đến cuối năm 2018, tổng dân số trung bình tại huyện Châu Phú là 246.831 người, chiếm gần 10% tổng số dân cư của tỉnh An Giang. Với tỉ lệ dân thành thị tăng đều đặn 0.5-1% mỗi năm (thống kê từ Cục thống kê tỉnh An Giang) đã cho thấy tốc độ “đô thị hóa” trình độ lao động cũng từng bước được cải thiện. Không chỉ được nâng tầm về tính hiện đại của bộ mặt huyện, ở Châu Phú còn đang ngày càng được nâng cả về chất lượng mà tiêu chuẩn đô thị đòi hỏi ở lao động.
Giàu tiềm năng phát triển kinh tế, bề dày lịch sử lâu đời cùng sự ủng hộ và hỗ trợ quyết liệt từ cấp lãnh đạo huyện…Quê hương của giai thoại lịch sử Trần Văn Thành đã và đang chứng minh cho khu vực thấy vùng lúa năng động này luôn ẩn tàng sức sống của một đô thị nhộn nhịp đang chờ đánh thức.
Tú Tài