Có thể nói trục đường Cầu Giấy – Xuân Thủy là trục đường khốn khổ nhất Hà Nội. Không chỉ vì nó có lượng phương tiện tham gia giao thông lớn mà còn xuất hiện những “lô cốt lâu đời” chiếm hơn nửa lòng đường gây trở ngại lớn đối với người dân đặc biệt với các bạn sinh viên.
Phương tiện lưu thông luôn ở số lượng lớn thêm vào đó là công trình thi công đường sắt trên cao còn ngổn ngang đã khiến trục đường này luôn rơi vào tình trạng giao thông tê liệt đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Nhiều xe buýt nối đuôi nhau chờ thoát khỏi "ma trận"
Theo thông tin từ Dân trí, ông Lê Huy Hoàng - Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, hiện đã cấp phép cho đơn vị thi công rào chắn 5,5km để thi công 8 nhà ga. Lòng đường đoạn Xuân Thủy - Cầu Giấy chỉ còn mỗi bên 4m, lưu lượng phương tiện lại đông nên rất khó tránh khỏi tình trạng ùn tắc.
Điểm nít thắt trên phố Cầu Giấy - đoạn đường chỉ vừa đúng 1 chiếc xe buýt đi vừa
Diện tích lòng đường bị thu hẹp, có nơi chỉ vừa cho một chiếc xe buýt đi qua, nhiều xe buýt “xếp hàng” đợi tới bến đón khách. Xe đạp, xe máy lần lượt biến vỉa hè thành lòng đường, lượng xe cứ tấp nập chen chúc nhau trên vỉa hè. Đường đã bé, phương tiện đã đông, nhiều xe ô tô con lại đỗ dưới lòng đường, khiến diện tích lòng đường gần như bị bịt kín, do vậy, phương tiện lưu thông chậm, dồn ứ, gây cản trở giao thông nghiêm trọng.
Giao thông trên tuyến phố Xuân Thủy luôn ở mật độ cao
Khi được hỏi về giao thông trên tuyến đường nay, anh Trần Đỗ Long, một người dân ở đây cho hay, ngày nào anh đi làm về cũng rất vất vả, nhà anh còn cách 100m mà mất tới 8 phút mới vào được nhà, “đường đi thì hẹp, ô tô thì lại đỗ dưới lòng đường, vỉa hè thì chật cứng xe, không làm thế nào để di chuyển được…”, anh Long chia sẻ.
Trục đường này còn đi qua 3 trường Đại học trọng điểm gồm: Học Viện Báo chí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội, nên số lượng sinh viên trên trục đường này cũng là một con số rất lớn. Bức xúc trước tình trạng giao thông trên tuyến đường này, bạn Phạm Hà Vy, sinh viên năm nhất HVBCTT cho biết, phải mất 20p chật vật trên đoạn đường này mới đến được trường, “xuống đường cũng tắc, lên vỉa hè cũng tắc, chỉ mong đến trường kịp giờ đi học mà lần nào cũng muộn…”, Vy than thở.
Giao thông nhốn nháo ngay trước cổng trường ĐH Sư Phạm
Trung bình nếu đi từ đầu đường Cầu Giấy đến cuối đường Xuân Thủy vào giờ cao điểm phải vật lộn hơn 2 cây số giao thông ngưng trệ trong khoảng thời gian từ 15 đến 20p. Cũng theo bạn Nguyễn Khánh Linh, sinh viên năm 2 trường ĐH Sư Phạm, để đến trường và về nhà an toàn trước tiên phải trải qua hơn 2km đoạn đường “khổ sở”này và vật lộn với nó trong khoảng 15p.
Bên cạnh đó, trên trục đường này chỉ có 2 bến xe buýt ở khu vực đầu đường Cầu Giấy, trong khi các trường Đại học lại ở phía đường Xuân Thủy, khiến các bạn sinh viên đi học bằng xe buýt gặp không ít khó khăn, nguy hiểm.
Bến xe buýt duy nhất theo chiều Xuân Thủy - Cầu Giấy trên phố Cầu Giấy
Bạn Nguyễn Hải Linh, sinh viên năm nhất HVBCTT chia sẻ: “Từ nhà mình đến trường mất 10km, trước đây xe buýt dừng trước cổng trường nay dừng tận đầu đường Cầu Giấy phải đi bộ thêm chừng 1km mà bây giờ đi bộ cũng sợ xe đâm vì trên đường này không có phân biệt vỉa hè với lòng đường”.
Nhằm khắc phục tình trạng này, Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc tuân thủ chấp hành các biện pháp thi công của một số đơn vị thi công cần phải được giám sát chặt chẽ, tận dụng triệt để thời gian để đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời phải quán triệt với các chủ đầu tư khi thi công vẫn phải đảm bảo mặt đường êm thuận, hạn chế tối đa xảy ra tình trạng ùn tắc như hiện nay.
Ngã tư Xuân Thủy - Phan Văn Trường rất lộn xộn giờ tan tầm
Ô tô 2 làn thậm chí còn trèo lên cả vỉa hè để đi
Diện tích đường đã hẹp ô tô con lại đỗ rất ngang nhiên
2 làn ô tô bịt kín chiếu đi của hàng chục xe máy phía sau
Công trường thi công còn chưa đâu vào với đâu
Người đi bộ đối mặt trực tiếp với nguy hiểm
Vỉa hè bị băm nát
Mật độ phương tiện tham gia giao thông là rất cao
Vỉa hè để xe máy, lòng đường hẹp chừng 3m chi vừa cho xe buýt đi qua
Nhiều người điều khiển xe máy hòa cùng dòng người đi bộ
Theo Người tiêu dùng
Các ý kiến phản hồi về bài viết, câu hỏi tư vấn, phân tích, đánh giá các dự án vui lòng gửi về email: [email protected] |