Bằng niềm đam mê kết hợp đôi bàn tay nghệ thuật tài năng, chàng trai 9X xứ Huế đã 'thổi' hồn quê, thắng cảnh lên hàng ngàn chiếc nón lá, quảng bá đến du khách gần xa.
Nằm cạnh di tích Hổ Quyền, căn nhà nhỏ của anh Phan Quang Nhật (30 tuổi, phường Thủy Biều, TP Huế, tỉnh TT-Huế) thời gian gần đây bỗng trở nên nhộn nhịp, sôi động.
Nhiều du khách thập phương tìm đến ngôi nhà nhỏ của chàng thanh niên 9X xứ Huế và chọn nơi đây là điểm dừng chân để tham quan, trải nghiệm và hơn hết là được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay nghệ thuật tài hoa của chàng hoạ sĩ trẻ vẽ hình ảnh quê hương trên những chiếc nón lá.
Nhật cho biết, cuộc sống của anh không được như nhiều bạn bè đồng trang lứa do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhiên, từ nhỏ anh đã có niềm đam mê với môn hội hoạ.
Học hết cấp 2, Nhật ngỏ ý với bố mẹ được nghỉ học để theo đuổi con đường hội họa, một phần vơi bớt gánh nặng cho gia đình. Do điều kiện kinh tế khó khăn và muốn giúp con phát triển năng khiếu, gia đình đồng ý cho Nhật nghỉ học và gửi đến nhà thầy học nghề vẽ tranh lụa từ năm 16 tuổi.
Đến năm 2015, sau thời gian miệt mài học thầy, những đường vẽ của Nhật bắt đầu sắc sảo, chàng trai 9X xin thầy ra nghề rồi về nhà mở xưởng vẽ tranh lụa.
"Du lịch nước ta nói chung, ở TT-Huế nói riêng đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Với những bức vẽ thắng cảnh, làng quê của mình trên chiếc nón lá, tôi muốn được góp một phần nhỏ sức lực của mình để giới thiệu đến du khách gần xa hiểu hơn, yêu quý hơn đời sống người dân Việt Nam", anh Nhật chia sẻ.
Ngày thường vườn hồng của anh Hùng (Mộc Châu, Sơn La) tiếp từ 100 - 200 khách, vào thời gian cao điểm nhất lên tới 500 khách. Chi phí vào trong một lần là 30.000 đồng/người lớn và 10.000 đồng/trẻ em.
Hai ngày cuối tuần vừa qua, hàng ngàn du khách đổ về Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để dã ngoại, ngắm mùa dã quỳ nở rực rỡ. Nhiều thời điểm, khu vực bán vé hay cốt 400 m xảy ra ùn ứ, tắc nghẽn nhẹ do lượng phương tiện quá đông.