- Tối ngày làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng chàng trai trẻ vẫn lấy được tấm bằng Đại học Harvard danh giá.
Shannon Satonori Lytle, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở bang Ohio, Mỹ. Từ ngày còn học phổ thông trung học, người ta đã mặc định rằng Lytle sẽ không thể vào các trường đại học top 1 ở Mỹ, đặc biệt là Ivy League (nhóm 8 trường đại học và viện đại học có triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ, bao gồm Đại học Harvard).
Lytle phải chăm sóc 3 người em, làm việc 150 giờ để mua laptop, nhà không có wifi. Vượt lên tất cả khó khăn, từ làm thêm ở tiệm thức ăn nhanh McDonald đến cọ rửa nhà vệ sinh, Lytle đã tốt nghiệp đại học Harvard danh giá.
Lytle là người đầu tiên của gia đình tốt nghiệp đại học. |
Lytle chia sẻ về quá trình vừa học vừa làm của mình: “Hồi cấp ba, tôi làm thêm ở tiệm burger McDonald để trang trải chi phí tham dự kỳ thi SAT (một trong những kỳ thi chuẩn hoá cho việc đăng ký vào phần lớn các trường đại học ở Mỹ).
Hàng ngày tôi chăm sóc, cho 3 em tôi ăn uống, đợi chúng đi ngủ tôi mới ngồi học đến 4 giờ sáng.
Tôi đi bộ qua những khu vực nguy hiểm nhất của thành phố vì không đủ tiền để mua xe ôtô. Hàng đêm, tôi luồn laptop ra ngoài cửa sổ câu trộm wifi nhà hàng xóm để hoàn thành bài tập. Tôi bị giễu cợt bởi những lời nói kiểu: “Ở khu vực này của Ohio, chỉ những đứa trẻ con bác sĩ hay luật sư mới có thể vào trường Ivy League”.
Khi vào đại học, tôi khủng hoảng vì máy tính bị hỏng, chiếc máy tính này tôi đã phải làm việc 150 giờ để mua nó. Tôi cọ rửa nhà vệ sinh, xếp sách lên kệ, bán quần áo, làm mọi việc để theo đuổi ước mơ và chu du thế giới.
Trong suốt thời gian qua, tôi đã dùng mưu mẹo và cầu xin để có được tiền trợ cấp và các phiếu giảm giá. Tôi là con trai của một công nhân kho hàng và một người nhập cư, thế hệ được đi học đầu tiên của gia đình. Và hôm nay, tôi đã tốt nghiệp Harvard”.
“Hãy ngẩng cao đầu, xắn tay áo, làm việc chăm chỉ và tin tưởng rằng bất cứ ai cũng có giá trị và xứng đáng có cơ hội để trở thành người mà mình muốn” |
“Tôi từng thấy mình kém cỏi vì tình trạng kinh tế của mình. 5 năm trước tôi - một chàng trai nghèo từ Ohio đến Harvard chỉ với 120 đô la. Tôi không đủ tiền để mua sách giáo khoa môn Chính phủ và Lịch sử nên đã chọn Khoa học máy tính để thay thế. Và giờ đây tôi đã tốt nghiệp.
Dù trở ngại là gì thì bạn cũng đừng suy nghĩ tiêu cực nếu bạn vẫn có thể cố gắng để vượt qua. Bạn hãy ngẩng cao đầu, xắn tay áo, làm việc chăm chỉ và tin tưởng rằng bất cứ ai cũng có giá trị và xứng đáng có cơ hội để trở thành người mà mình muốn”, Lytle nói thêm.
Lytle là người đầu tiên của gia đình tốt nghiệp đại học. Câu chuyện của anh đã chứng minh rằng không có ước mơ nào là không thể đạt tới nếu bạn dám đối mặt khó khăn và kiên trì theo đuổi.
Người trẻ Mỹ đang quay lại truyền thống 'chồng đi làm, vợ ở nhà chăm con'?
Thay vì phấn đấu để có sự nghiệp riêng, nhiều người trẻ Mỹ lại ủng hộ phụ nữ ở nhà làm nội trợ, chăm con để người đàn ông kiếm tiền lo cho cả gia đình.
Giới trẻ Mỹ, Canada chuộng trao đổi đồ hơn mua sắm để tiết kiệm chi phí
Trao đổi đồ vốn được biết đến là hình thái kinh tế của xã hội xưa, trước khi có sự xuất hiện của đồng tiền nay lại đang rất thịnh hành ở những thành phố hoa lệ nhất thế giới như New York, Vancouver.
Kim Minh (Theo Tribunist, Boredpanda)