{keywords}
Chàng trai Nguyễn Văn Mão (1987), quê Nghệ An, bắt đầu làm sáo từ năm 2009 khi còn là sinh viên Đại học Kiến trúc (Hà Nội). Đến nay anh đã mở nhiều xưởng sản xuất sáo, tạo việc làm cho rất nhiều lao động. Mão chia sẻ ban đầu làm sáo chỉ để thỏa mãn niềm yêu thích của bản thân hoặc để tặng cho bạn bè, không nghĩ gì tới chuyện buôn bán. Tới khi một người bạn góp ý, anh mới quyết định bán một cây sáo với giá 50.000 đồng.

 

{keywords}
Để hoàn thiện một cây sáo phải trải qua hơn 30 công đoạn tỉ mỉ, từ việc chọn nguyên liệu tới uốn nắn, đục lỗ và chỉnh âm. Nhiều công đoạn làm không khéo có thể bị dao trổ cứa vào tay.

 

{keywords}
Mão kể rằng phải mất 5 năm mày mò tìm hiểu, thử nghiệm anh mới tạo ra được một quy chuẩn làm sáo trúc khiến bản thân ưng ý. Để mở được cửa hàng bán sáo đầu tiên tại Hà Nội, đối với Mão là đó là một hành trình dài cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân.

 

{keywords}
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2013, Mão quyết định khởi nghiệp bằng việc mở cửa hàng bán sáo. “Thời điểm mở cửa hàng đầu tiên cũng là lúc khó khăn nhất đối với mình. Lúc đó kinh nghiệm quản lý và bán hàng bắt đầu từ con số 0. Mỗi tháng tiền thuê mặt bằng đã hết 8 triệu đồng. Tôi lo không bán được hàng để trả nợ thuê nhà”, Mão chia sẻ.

 

{keywords}
Nhiều người tìm đến cửa hàng của Mão vì đa dạng chủng loại, đáp ứng nhu cầu từ sinh viên tới những người thổi sáo chuyên nghiệp. "Nhờ xem các clip về sáo trúc trên mạng xã hội của Mão, tôi đã biết đến cửa hàng bán sáo của anh và tìm tới mua", một khách hàng tên Nông Văn Nguyên chia sẻ.

 

{keywords}
Vì thế, sáo trúc từ xưởng sản xuất của Mão làm ra luôn được nhiều người tin chọn. Bé Đan Lê (11 tuổi) được mẹ đưa đến cửa hàng chọn sáo.

 

{keywords}
Từ một cửa hàng ban đầu, đến nay anh đã phát triển thành hệ thống với hơn 30 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành phố trong nước. Mão cũng có 3 cửa hàng ủy quyền ở Nhật, Hàn và Đài Loan. Mỗi tháng, toàn hệ thống có doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, ông chủ 8x còn tạo việc làm cho hàng trăm công nhân, với hơn 30 thợ làm sáo có tay nghề cao.

 

{keywords}
Từ 1-2 loại sáo đơn giản ban đầu, đến nay anh đã làm được hơn 50 loại sáo khác nhau.

 

{keywords}
Bây giờ, dù bận rộn với việc kinh doanh nhưng Nguyễn Văn Mão vẫn dành thời gian để dạy thổi sáo cho các bạn trẻ ở nhiều câu lạc bộ. Anh cũng là chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáo trúc Việt Nam với hàng nghìn thành viên.

 

{keywords}
"Khi đã có đam mê thì mình phải nỗ lực để biết được càng nhiều càng tốt và hiểu xem đó thật sự là điều khiến mình thích thú hay không. Mình hiểu và làm giỏi các công đoạn trong niềm đam mê đó thì cơ hội thành công cao hơn", Mão chia sẻ.

(Theo Zing)