"Thủ tướng đã có mệnh lệnh dứt khoát thực hiện đúng yêu cầu của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, không cho phép các bộ bàn lùi. Tôi hy vọng mệnh lệnh quan trọng này của Thủ tướng sẽ được các vị bộ trưởng thực thi nghiêm túc, không thể chậm trễ. Bởi, chậm trễ ngày nào là cản trở quyền tự do kinh doanh của DN, của người dân, cản trở sự phát triển của đất nước ngày đó', ông Vũ Tiến Lộc nói
Những hạn chế gây ức chế
"Mong Chính phủ coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, chứ không phải đối tượng quản lý", bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thẳng thắn đề nghị như vậy tại hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp sáng nay, 29/4.
Bà Liên cho rằng, Chính phủ cần xem xét thông tư, nghị định nào đã được DN thực hiện ổn định rồi thì không nên thay đổi gây tốn kém. Ví dụ như ngành sữa có quy chuẩn sữa nước đã ứng dụng 5 năm nay tốt thì không nên thay đổi, làm tăng chi phí, tránh bất ổn cho doanh nghiệp.
"Nếu môi trường tốt, cạnh tranh thì doanh nghiệp Việt Nam phát triển không kém các doanh nghiệp trên thế giới", bà Liên nói.
Về thủ tục phiền hà trong kinh doanh, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV dẫn chứng, Luật Đầu tư sửa đổi đã hơn 10 tháng nhưng vẫn chưa có hướng dẫn, Luật Phá sản ban hành từ năm 2004 nhưng đến nay, tổng số đơn xin phá sản mới giải quyết 336 trường hợp là quá ít. Điều này dẫn tới một tình trạng doanh nghiệp xác sống đang rất lớn ở Việt Nam.
Các DN kiến nghị Chính phủ nên coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phỉa đối tượng quản lý |
"Chúng tôi kiến nghị Chính phủ quy định dưới Luật chỉ có một Nghị định, nên hạn chế và bỏ Thông tư. Chính vì có Thông tư nên đẻ ra nhiều giấy phép con như vậy", ông Hà thẳng thắn.
Câu chuyện cụ thể hơn về một dạng "giấy phép con" ở ngành dệt may được đại diện Hiệp hội Dệt may cho rằng cần xem xét lại những quy định liên quan đến hàm lượng formaldehyt trong ngành dệt may ở Thông tư 37 của Bộ Công Thương. “Hiện nay, cứ 3 – 4 mét vải cũng phải đi kiểm tra, cực kỳ tốn chi phí cho DN. Nếu Bộ không xem lại thì ngành dệt may sẽ rất khó khăn”.
Chưa hết, hiện nay, chính sách kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước như thuế, hải quan, lao động, môi trường..., tính trung bình doanh nghiệp đã phải tiếp 3-4 đoàn trong một quý.
"Nay hải quan, mai thuế, mốt là lao động, rồi thực phẩm. Kiểm tra liên tục như vậy, cộng đồng DN rất ức chế", vị này nói.
Đại diện Hiệp hội Dệt may đề nghị, Chính phủ cần có chỉ đạo, phải gom lại các cuộc kiểm tra, mỗi năm 1-2 lần thôi.
Từ những thực tế bức xúc đó, ông Trần Bắc Hà đặt vấn đề, "chúng ta vẫn nói làm cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 19, mục tiêu tới năm 2017, phải đạt ASEAN-4. Trên thực tế, thủ tục thuế, hải quan điện tử tốt nhưng vấn đề là phải kiểm chứng từ DN. Bởi vì, tôi nghe là nói giảm như thế, nhưng trên thực tế, DN bảo không phải như vậy. Đây là báo cáo của các bộ nhưng phải có cơ quan độc lập thẩm định lại".
"Chính phủ cần có cơ chế giám sát và chế tài xử lý mạnh mẽ, với các cán bộ thi hành công vụ của các cơ quan công quyền Nhà nước, đặc biệt là với cán bô thiếu trách nhiệm, vô cảm, nhũng nhiễu và hạch sách với người dân DN", ông Hà đề nghị.
Đại diện cho cộng đồng DN, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp chia sẻ: "Ngày 25/4 vừa qua, Thủ tướng đã có mệnh lệnh dứt khoát thực hiện đúng yêu cầu của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, không cho phép các bộ bàn lùi. Tôi hy vọng mệnh lệnh quan trọng này của Thủ tướng sẽ được các vị bộ trưởng thực thi nghiêm túc, không thể chậm trễ. Bởi, chậm trễ ngày nào là cản trở quyền tự do kinh doanh của DN, của người dân, cản trở sự phát triển của đất nước ngày đó".
"Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của các nền kinh tế dẫn đầu ASEAN và làm sao, phải hạn chế tối đa các kẽ hở cho công chức lợi dụng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt vốn đang rất phổ biến. Đây là hành động thiết thực nhất đối với cộng đồng DN Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt với bên ngoài hiện nay", ông Lộc nói.
Cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới
Trả lời trực tiếp các câu chuyện của DN ngay tại hội trường, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đã cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục tham mưu, giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh.
Ông Dũng cụ thể hóa các nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục rà soát, kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường. Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng,...
Ông Dũng nhấn mạnh, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đúng quan điểm người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm
Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng thừa nhận, DN còn khó khăn trong nộp thuế, thông quan hàng hóa. Đây là 2 lĩnh vực trọng tâm trọng điểm cải cách của Bộ Tài chính thời gian qua cũng như thời gian tới.
"Để DN thực sự được thụ hưởng chính sách cải cách, chúng tôi đã coi đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, đạo đức công vụ thuế hải quan là rất quan trọng. Rào cản thực sự là ở đây", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ông chỉ rõ: "Quy định tốt cán bộ không tốt thì tổ chức thực hiện vẫn nhiều ách tắc. Các ngành liên quan cũng phải như thế, không phải chỉ thuế, hải quan mới giải quyết triệt để vấn đề".
Vì thế, lãnh đạo ngành tài chính đề xuất, cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp để kiểm tra giám sát như VCCI, Mặt trận tổ quốc từng làm. Như vậy, đó là động lực cho tài chính thuế hải quan nhìn nhận ra hạn chế để khắc phục
Trong khi đó, đi thẳng vào bức xúc cụ thể của các DN dệt may, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh hứa sẽ tiếp thu và làm việc với DN dệt may để điều chỉnh lại thông tư 37.
Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết, trong năm 2016, Bộ Công Thương sẽ đưa 52 dịch vụ hành chính công lên cấp độ 3-4 để người dân có thể dễ dàng đăng ký kinh doanh qua mạng.
Giải tỏa nỗi lo của DN về nguy cơ lãi suất tăng lên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng quy mô lớn, trong đó yêu cầu tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho DN. Và BIDV đã tiên phong giảm lãi suất bình quân 0,3-0,5% và cam kết lãi suất trung dài hạn không vượt quá 10,5%. Các DN khác như Vietcombank, Công Thương cũng đưa ra cam kết sẽ giảm lãi suất. Sau ngày hôm nay, các ngân hàng sẽ lần lượt công bố chính sách giảm lãi suất này.
Phạm Huyền- Hà Duy
Thủ tướng: DN bất chấp xả thải ảnh hưởng môi trường, phải xử lý
“Chính phủ rất rõ ràng. Tôi nói ví dụ, DN bất chấp xả thải ra môitrường ảnh hưởng đến môi trường có xử lý không? Phải xử lý chứ!”.
Nhiều việc lớn thử thách bản lĩnh của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ vừa được kiện toàn mới 20 ngày đã gặp nhiều việc lớn thử tháchbản lĩnh của Chính phủ, của Thủ tướng, “nhưng tôi nghĩ chúng ta đủ bảnlĩnh, đủ khả năng để xử lý”.
Thủ tướng: 10 điểm phải sửa về môi trường kinh doanh
Chỉ ra 10 điểm tồn tại về môi trườngkinh doanh, Thủ tướng cam kết cải cách toàn diện,với quan điểm: DN là đối tượng được Nhà nước phục vụ.
Đối thoại với Thủ tướng: Ba giảm để ‘giải phóng’ cho DN
8g30 sáng nay 29/4, Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2016 với chủ đề:“Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế xã hội của đấtnước” đã chính thức diễn ra diễn ra.
100 km, 4 trạm thu phí: DN kêu lên Thủ tướng
Đường từ Thái Bình đi Hà Nội chỉ 105 km mà có tới 4 trạm thu phí. Có đoạn mới phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ mức phí 45 nghìn đồng.
Bí thư tỉnh ủy hằng tuần cà phê với doanh nghiệp
Đây là câu chuyện được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đến để nhắc nhởlãnh đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường đối thoại, đồng hành tháogỡ khó khăn cho DN.
Một tháng 4 đoàn thanh tra, không bôi trơn khó xong việc
Có tháng, DN phải tiếp 4-5 đoàn thanh tra và mỗi khi đối mặt với những thủ tục hành chính, DN nào cũng phải có chi phí bôi trơn mới được việc.
Quốc gia khởi nghiệp và ông bán phở bị truy tố
Ông bán café bị phạt, rồi đưa ra truy tố. Những việc ấy không thể nào chịuđược, lấy đâu tinh thần để người dân, doanh nghiệp phát triển.
7.000 giấy phép con: Không tự cắt bỏ, nghĩ chiêu biến tướng
“Rất ít khi các bộ ngành tự đề xuất cắt bỏ giấy phép con, họ sẽ tìm cách hợp lý hoá, đổi tên, ẩn quy định”.
Thuế phí cao nhất khu vực: Tăng thu nhưng đừng tận thu
“Các khoản thuế, phí ở Việt Nam hiện đã chiếm tới 40,8% lợi nhuận của DN. Đây là mức huy động thuộc loại cao nhất trong khu vực”, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đánh giá.