- Khoảng 96% bé trai khi mới sinh bị mắc hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, việc can thiệp quá sớm của các bậc cha mẹ có thể khiến con đau đớn khi đi tiểu tiện và gây ra tình trạng hẹp bao quy đầu thứ phát nguy hiểm.


Khi da bao quy đầu bó chặt quy đầu không thể lộn hoàn toàn ra khỏi quy đầu được gọi là hiện tượng hẹp bao quy đầu.

Lúc mới sinh, 96% trẻ em mắc phải  hẹp bao quy đầu (hẹp bao quy đầu sinh lý), tới một tuổi còn 50%, đến  3 tuổi còn  10 % trẻ em trai mắc phải  hẹp bao quy đầu và 1% đến  17 tuổi vẫn còn hiện tượng này. Tuy nhiên, một số bố mẹ vội vàng làm nong bao quy đầu cho trẻ khiến bé đau đớn. Vì thương con nên bố mẹ ít động đến vết thương của bé khiến cho tình trạng viêm nhiễm do các chất cặn tích tụ lâu ngày càng thêm trầm trọng gây ra tình trạng hẹp bao quy đầu thứ phát.

hep bao quy dau o tre


Biến chứng của nong bao quy đầu hay cắt bao quy đầu rất nguy hiểm với trẻ em. Biến chứng cấp tính có thể kể đến là hiện tượng chảy máu, phù nề, viêm nhiễm gây tổn thương cho quy đầu hay niệu đạo. Gây tật cho bộ phận sinh dục của bé như tạo thành sẹo xấu, hẹp lỗ tiểu, rò niệu đạo...

Việc can thiệp sớm vào hẹp bao quy đầu sinh lý của trẻ có thể dẫn tới hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể dẫn tới sự xơ, nhiễm trùng từ đó làm dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu thứ phát.

Làm gì khi con hẹp bao quy đầu

Trẻ dưới 4 tuổi không nên cố gắng làm nong bao quy đầu của trẻ bằng tay bởi rất có thể con sẽ mắc hẹp bao quy đầu thứ phát.

Trẻ lớn hơn 4 tuổi vẫn hẹp bao quy đầu nhưng có hiện tượng khác thường như: đi tiểu khó, tia nước tiểu yếu, da quy đầu mắc viêm nhiễm, tấy đỏ cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách làm nong bao quy đầu cho con. Có thể áp dụng các biện pháp điều trị: kéo căng da quy đầu bằng tay hàng ngày và kéo da quy đầu bằng tay kết hợp với bôi thuốc mỡ chứa steroid. 

Đó là hai biện pháp điều trị khi bé có biểu hiện hẹp bao quy đầu hiệu quả không hề kém phương pháp tiểu phẫu mà không hề dẫn đến đau đớn, rất dễ làm, không tốn kém, phòng tránh biến chứng do tiểu phẫu mang lại. Theo số liệu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 thì có tới  90% trường hợp bé khỏi khi chữa bằng biện pháp trên mà phí bằng 1/10 cách thức tiểu phẫu.

Khi tiến hành điều trị theo hai biện pháp bảo tồn không có hiệu quả bạn có thể cho bé đi làm tiểu phẫu nong bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu để loại trừ vòng hẹp.

Hẹp bao quy đầu thứ phát nguy hiểm đến mức nào?

Hẹp bao quy đầu thứ phát nguy hiểm đến mức nào?

Hẹp bao quy đầu thứ phát khá phổ biến ở nam giới do viêm nhiễm khiến lớp da bao quy đầu dính chặt vào quy đầu. Vậy, hẹp bao quy đầu thứ phát có nguy hiểm không?

'Vẽ bệnh' khi cắt bao quy đầu: Phòng khám Trung Quốc bị phạt 128 triệu

'Vẽ bệnh' khi cắt bao quy đầu: Phòng khám Trung Quốc bị phạt 128 triệu

Phòng khám đa khoa Baylor - nơi bị người bệnh phản ánh cắt bao quy đầu hết gần 60 triệu đã bị ngành chức năng xử phạt 128 triệu đồng.

Hưng Yên: Cho con đi cắt bao quy đầu, mắc bệnh sùi mào gà

Hưng Yên: Cho con đi cắt bao quy đầu, mắc bệnh sùi mào gà

Nhiều người lo lắng một phòng khám tư nhân tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã cắt bao quy đầu dẫn đến hơn 80 cháu bị sùi mào gà.


Quốc Khánh(tổng hợp).