Ông Phạm Trung Kiên, CEO Viettel Digital cho hay khách hàng sử dụng các dịch vụ hàng hóa mệnh giá nhỏ sẽ được Mobile Money phục vụ, nhưng những khách hàng mua xe, mua nhà… sẽ đến các ngân hàng. Như vậy, hai dịch vụ này không cạnh tranh mà còn thúc đẩy nhau. |
Ông Phạm Trung Kiên cho rằng, nếu Chính phủ cho phép sử dụng tài khoản viễn thông (Mobile Money) để thành toán các loại dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ thì số lượng người dùng được thanh toán điện tử rất lớn vò độ phủ của các nhà mạng rộng hơn các ngân hàng rất nhiều, đến cả vùng sâu, vùng xa mà khi người dân chưa có tài khoản ngân hàng.
“Thủ tướng cũng như các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cho lĩnh vực và thanh toán điện tử này thì đã có được sự quan tâm hơn rất nhiều và các điều kiện pháp lý thuận lợi hơn rất nhiều để tạo đà cho phát triển các dịch vụ mới các dịch vụ hiện đại theo chủ trương đẩy mạnh cải cách mạng 40 của Chính phủ. Thủ tướng cũng đồng ý mặt chủ trương cho việc triển khai thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ bằng dịch vụ Mobile Money. Đây sẽ là điểm bùng phát cho việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nghĩa là qua một đêm thì bất cứ ai, bất cứ người dân nào đất nước Việt Nam này cũng có thể sẵn sàng sử dụng điện thoại để chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt” ông Phạm Trung Kiên nói.
Trả lời câu hỏi nếu cho phép sử dụng Mobile Money sẽ giúp 100% người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng lại là thách thức đối với ngân hàng? ông Kiên cho rằng, nếu triển khai sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán mà mua bán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ là một cơ hội rất lớn cho ngành ngân hàng. Những hàng hóa có mệnh giá nhỏ từ uống cốc trà đá 5.000 đồng, vé gửi xe, mua bánh xà phòng, gói mì tôm hay ăn bữa ăn sáng…thì người dùng sẽ không sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán những dịch vụ đó và họ rút điện thoại ra để trả tiền những món nhỏ này. Nhưng họ sẽ sử dụng phương tiện thanh toán điện tử bằng tài khoản ngân hàng để mua xe máy, mua nhà.
“Một số nghiên cứu đánh giá cho rằng Việt Nam mới chỉ có khoảng 30 % dân ở độ tuổi trưởng thành có tài khoản ngân hàng và 70 % còn lại khi chúng tôi đã tạo được một thói quen sử dụng thanh toán điện tử thì 70% số này sẽ là khách hàng của các ngân hàng. Như vậy, Mobile Money không những cạnh tranh mà còn thúc đẩy khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng khi họ làm quen với phương thức thanh toán điện tử” ông Kiên chia sẻ.
CEO Viettel Digital nhấn mạnh, Chính phủ đã có chủ trương cho phép thí điểm Mobile Money là đúng xu hướng. Khi triển khai những dịch vụ thanh toán điện tử thì người dân cần phải thấy được cái giá trị thiết thực tạo ra cho mình thì bằng việc tiết kiệm chi phí cho Nhà nước trong việc mà số hóa việc thanh toán này cũng như tiết kiệm thời gian công sức đi lại cho họ. Người dân sẽ thấy được giá trị thực và sự dễ dàng trong thanh toán điện tử, đây sẽ tạo thành những làn sóng cho xã hội. Một ví dụ đơn giản như trước đây tiền điện, tiền nước ở Hà Nội phải có người đến tận nhà thu. Nhưng hiện nay đã sử dụng phương tiện thanh toán điện tử. Như vậy, vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa tiện lợi với người dân.
“Tôi vẫn có mơ ước là bây giờ đi khám bệnh không còn cảnh chen chúc xếp hàng gửi xe hay trong lúc bệnh nhân cấp cứu không phải chờ để được đóng viện phí mới được cứu chữa. Đó chính là lợi ích mà thanh toán điện tử đem lại, nhưng cần có một cú huých bằng chính sách mạnh mẽ của Chính phủ” ông Phạm Trung Kiên chia sẻ.