Là giám đốc điều hành công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời, anh Phạm Ngọc Linh vẫn dành ra một quỹ thời gian nhất định để tham gia các chương trình đào tạo nhằm trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kết nối với cộng đồng doanh nhân.
Mới đây, khi tham gia Khóa học về quản trị kinh doanh cao cấp KEIEIJUKU do VJCC tổ chức, anh Linh có một tuần trải nghiệm làm công nhân tại khu công nghiệp với một ngày bắt đầu từ 8h00 di chuyển đến khu công nghiệp, làm việc tới 12h00, ăn trưa tại căng tin và sau đó liên tục làm việc từ 13h00 tới 19h00.
Anh Phạm Ngọc Linh cho biết mỗi học viên được trải nghiệm công việc lao động chân tay, phải đứng để làm một công việc lặp đi lặp lại hàng trăm lần và không ngừng cải tiến để nâng cao hiệu suất trong dây chuyền. Chính vì cảm giác thấm mệt và trải nghiệm lặp đi lặp lại liên tục như thế mà một tuần trải nghiệm đã giúp anh rút ra được những bài học quan trọng trong việc cải tiến và điều hành doanh nghiệp.
Liên tục cải tiến để đạt hiệu suất tốt nhất
Theo anh Phạm Ngọc Linh, điều này không chỉ áp dụng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp tại các nhà máy mà còn ở tại doanh nghiệp với các phòng ban. Mỗi một nhân sự dù đã quen với công việc của mình nhưng vẫn cần phải liên tục cải tiến chất lượng không ngừng để tối ưu năng suất, hiệu quả.
Liên tục rèn luyện tay nghề
Anh Phạm Ngọc Linh nhận định, mỗi nhân sự trong doanh nghiệp cần sẵn sàng về tâm thế lẫn tay nghề, không chủ quan chờ đợi vào “cuộc chiến thật” mới ra tay vì dân gian ta có câu “trăm hay không bằng tay quen”. Càng làm nhiều một việc bạn càng thành thạo và nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp, sau đó mới tiến dần đến việc cải tiến để nâng cao hiệu suất.
Sự kỷ luật
“Mỗi một nhân sự đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong chuỗi dây chuyền sản xuất. Nếu một người làm sai sẽ ảnh hưởng tới tất cả, do đó phải thật kỷ luật và tuân thủ theo quy định, quy trình để dây chuyền đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa việc mắc sai làm dẫn tới ảnh hưởng tới toàn hệ thống”, anh Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh.
Phương pháp làm việc 5S
5S là một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc có xứ từ Nhật Bản, nó được viết tắt từ 5 từ bao gồm Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng).
Theo anh Phạm Ngọc Linh, người điều hành doanh nghiệp cần hiểu rõ và phổ biến phương pháp 5S vào trong văn hóa doanh nghiệp của mình, đồng thời động viên nhân sự làm theo để cải tiến môi trường làm việc, cải thiện hiệu quả công việc và giảm bớt nguồn lực lãng phí.
Quan tâm tới sức khỏe
Dù là làm công nhân lao động chân tay hay là nhân viên văn phòng làm bàn máy thì vẫn cần rèn luyện sức khỏe để luôn tràn đầy năng lượng khi bắt đầu công việc và duy trì sự dẻo dai, hiệu suất làm việc. Anh Linh cũng cho rằng, quan tâm tới sức khỏe thể chất và tinh thần chính là yếu tố quan trọng để có thể trường kỳ chiến đấu với công việc.
Nghỉ ngơi và nạp năng lượng
Sau một tuần trải nghiệm, anh Phạm Ngọc Linh nhận thấy lao động chân tay thực sự rất vất vả trong khi vốn thời gian nghỉ ngơi thì eo hẹp. Đây cũng là lý do vì sao những dịp nghỉ lễ lớn, các khu vui chơi, du lịch đều rất đông đúc. Mọi người cần có những khoảng thời gian để được bên gia đình, nghỉ ngơi và nạp năng lượng những dịp như thế.
Hiện anh Phạm Ngọc Linh đang tham gia CLB Tiếp Thị & Truyền Thông Việt Nam cùng CLB Golf Phạm Gia. Anh Linh đồng thời sở hữu 1 kênh Tiktok chia sẻ về kinh nghiệm và trải nghiệm trong công việc và cuộc sống với hơn 100.000 lượt theo dõi. Theo anh Linh, một tuần trải nghiệm làm công nhân khiến anh thêm trân trọng hơn nhưng gì mình đang có và công việc mình đang làm.
Tiktok của anh Phạm Ngọc Linh: https://www.tiktok.com/@linhthankyou.official
Lệ Thanh