Khi “phong trào” treo biểu ngữ trong giới taxi đang lên cao, vị CEO của Uber tại Việt Nam dường như không mấy bận tâm về điều đó.

Uber vừa chính thức ra mắt trung tâm hỗ trợ đối tác của mình tại thị trường Việt Nam. Trung tâm này được biết đến với tên gọi Greenlight Hub. Đây là nơi để đối tác là các tài xế đến đăng ký gia nhập đội xe của Uber.

Cũng trong dịp này, tân CEO của Uber tại thị trường Việt Nam, ông Tom White đã chia sẻ khá nhiều quan điểm về tương lai của Uber tại thị trường trong nước.

{keywords}
Uber vừa ra mắt trung tâm hỗ trợ tài xế tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Khi được hỏi vì sao Uber chỉ có trung tâm hỗ trợ đối tác mà không có trung tâm hỗ trợ khách hàng, ông Tom White, Giám đốc điều hành Uber cho rằng: “Uber có khoảng 4 triệu người dùng tại Việt Nam. Do đó Uber không thể mở trung tâm chăm sóc khách hàng để phục vụ cùng lúc 4 triệu người dùng được. Thay vào đó, chúng tôi sẽ sử dụng sức mạnh của mình là công nghệ.”

“Uber có một trung tâm Call Center tại Đông Nam Á. Người dùng có thể liên lạc đến trung tâm này thông qua phần Feedback và Help trên ứng dụng. Uber sẽ phản hồi người dùng chậm nhất là trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Người dùng cũng có thể sử dụng việc “chấm sao” để bày tỏ sự hài lòng của mình với dịch vụ mà Uber cung cấp.”, ông Tom chia sẻ.

Khẳng định đúng luật, không bận tâm tới taxi truyền thống

Về “phong trào” dán khẩu hiệu trên taxi truyền thống trong thời gian gần đây, ông Tom cho rằng mục tiêu của Uber là làm sao để các khách hàng của mình có trải nghiệm tốt nhất. 

"Có thể sẽ có những lời chỉ trích và những người không cảm thấy thoải mái về sự hiện diện của Uber tại Việt Nam. Tuy nhiên, Uber không để điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của mình" ông Tom nói.

{keywords}
Tân CEO Tom White của Uber Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Liên quan đến thông tin cuối tháng 9/2017, Cục Thuế TP.HCM ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số tiền thuế hơn 66 tỉ đồng đối với Công ty TNHH Uber B.V (Hà Lan), tân CEO Uber Việt Nam khẳng định Uber luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Uber đã thực hiện theo đúng công văn 11828 năm 2016 của Bộ Tài chính về chính sách thuế và quản lý thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uber B.V Hà Lan tại Việt Nam. “Uber tôn trọng những ý kiến của Chính phủ Việt Nam, nếu có thêm thông tin chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ”, ông Tom White chia sẻ.

Trước đó, cuối tháng 9/2017, Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có đơn kiến nghị gửi Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội… đề nghị dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm các xe hợp đồng điện tử kiểu Grab hay Uber.

Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng việc hoạt động của Grab, Uber gây ra sự mất ổn định xã hội. Một trong những vấn đề được đưa ra là tổng lượng xe taxi và xe hoạt động gần giống taxi dưới hình thức hợp đồng điện tử đã vượt xa so với quy hoạch. Bên cạnh đó là các hệ lụy xã hội của kế hoạch thí điểm Grab, Uber.

Trọng Đạt

Uber dừng hoạt động tại Việt Nam là tin sai sự thật

Uber dừng hoạt động tại Việt Nam là tin sai sự thật

Đây là lời khẳng định của Uber Việt Nam trước tin đồn ứng dụng gọi xe Uber sẽ dừng hoạt động tại Việt Nam.

Cạnh tranh Taxi và Uber: Đừng tự đánh mất thế mạnh của mình

Cạnh tranh Taxi và Uber: Đừng tự đánh mất thế mạnh của mình

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đã làm phát sinh những ngành nghề mới. Uber hay Grab là những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trung gian kết nối vận chuyển hành khách ra đời trong bối cảnh đó.

TP.HCM yêu cầu gỡ băng rôn phản đối Grab, Uber

TP.HCM yêu cầu gỡ băng rôn phản đối Grab, Uber

Cho rằng việc dán decal trên xe phản ứng Uber và Grap là không hay, Sở GTVT TPHCM đã tổ chức họp khẩn yêu cầu taxi hãng Vinasun chấm dứt dán băng rôn phản đối Grab, Uber.

Apple bị tố tạo "cửa hậu" cho Uber ghi trộm thông tin người dùng iOS

Apple bị tố tạo "cửa hậu" cho Uber ghi trộm thông tin người dùng iOS

Các chuyên gia bảo mật phát hiện, Apple đã cho phép Uber xây một "cửa hậu" trên ứng dụng iOS của hãng, giúp ghi trộm màn hình và các thông tin cá nhân của người dùng.

Con đường thuế lắt léo của Uber Việt Nam

Con đường thuế lắt léo của Uber Việt Nam

Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Uber có cách "lách" thuế vô cùng lắt léo, chạy qua nhiều quốc gia để tối thiểu lượng thuế phải nộp.