Đồng sáng lập và CEO iFixit, Kyle Wiens, đã tiết lộ cách các công ty bao gồm Apple, Samsung và Microsoft đã thao túng thiết kế sản phẩm của họ và chuỗi cung ứng để ngăn người tiêu dùng và các thợ sửa chữa bên thứ ba có thể tiếp cận các công cụ và bộ phận cần thiết để sửa chữa các sản phẩm như điện thoại thông minh máy tính xách tay.
Phát biểu trong buổi điều trần ảo của Ủy ban Hiệu suất (Productivity Commission) vào thứ Hai 19/7, Weins đã đưa ra các ví dụ cụ thể về cách một số công ty công nghệ lớn đang cản trở người tiêu dùng có quyền sửa chữa.
"Chúng tôi đã thấy các nhà sản xuất hạn chế khả năng mua các bộ phận của chúng tôi. Có một nhà sản xuất pin của Đức tên là Varta bán pin cho nhiều công ty. Samsung tình cờ sử dụng những viên pin này trong tai nghe Galaxy của họ... Nhưng khi chúng tôi đến Varta và nói có thể để chúng tôi mua bộ phận đó như một bộ phận sửa chữa được không, họ sẽ nói: 'Không, hợp đồng của chúng tôi với Samsung sẽ không cho phép chúng tôi bán bộ phận đó'. Và chúng tôi nhận thấy điều đó ngày càng gia tăng", ông nói.
Người dùng nên có quyền tự sửa chữa hoặc thay thế bởi bên thứ ba các thiết bị họ mua.
"Apple nổi tiếng khi làm điều này với các con chip trong máy tính của họ. Có một con chip sạc cụ thể trên MacBook Pro... có một phiên bản tiêu chuẩn của bộ phận này và sau đó có phiên bản của Apple cho bộ phận này được chỉnh sửa rất nhẹ, nhưng nó đã được tinh chỉnh đủ để chỉ có thể hoạt động trong dòng máy tính này và công ty sản xuất nó, một lần nữa, đã làm theo yêu cầu hợp đồng với Apple."
Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng một công ty tái chế có trụ sở tại California đã được Apple ký hợp đồng để tái chế các bộ phận thay thế vẫn còn trong tình trạng mới.
"California Apple ngừng cung cấp dịch vụ sau bảy năm, vì vậy sau bảy năm Apple có kho chứa đầy phụ tùng thay thế. Nhưng thay vì bán ra thị trường - cho một người như tôi, hay những người háo hức chờ được mua chúng - thì họ lại trả tiền để tiêu hủy tất cả", Wiens nói.
CEO này cũng không ngại chỉ ra một ví dụ liên quan đến máy tính xách tay Microsoft Surface.
"iFixit thường xếp hạng sản phẩm trên thang điểm về khả năng sửa chữa, chúng tôi thường đánh giá sản phẩm từ 1 đến 10. Nhưng máy tính xách tay Surface nhận được điểm 0. Nó có một viên pin dán... chúng tôi thực sự phải cắt và phá hủy nó để có thể tiến sâu hơn vào sản phẩm", ông cho biết.
Khi được hỏi liệu phụ tùng in 3D có thể là một cách tiềm năng để sửa chữa sản phẩm hay không, Wiens thừa nhận rằng mặc dù nó có thể là một giải pháp, nhưng nó sẽ không phải là một giải pháp thực tế cho các sản phẩm dựa trên công nghệ cao.
"In 3D là một ý tưởng tuyệt vời... chúng tôi có một số mô hình in 3D trên iFixit ... thật không may, trong việc phân tích các bộ phận, chúng tôi nhận ra chỉ khoảng 2% tất cả các bộ phận có thể được in 3D bằng công nghệ hiện tại".
'Phẫu thuật' AirPods Max, iFixit cho biết tai nghe của Apple rất khó tháo rời.
Một điểm chính quan trọng khác cũng đã được đề cập trong phiên điều trần công khai của Ủy ban Hiệu suất, đó là liệu có hợp lý để đưa ra một chương trình nhãn dán hiển thị chỉ số sửa chữa lên sản phẩm, giống các chương trình được triển khai ở Pháp, ở Úc hay không.
Được giới thiệu vào đầu năm nay, chỉ số sửa chữa của Pháp được thiết kế để khuyến khích các nhà sản xuất hiển thị thông tin rõ ràng về khả năng sửa chữa của sản phẩm của họ. Nó hiện áp dụng cho năm danh mục sản phẩm bao gồm: Smartphone, laptop, TV, máy giặt và máy cắt cỏ.
Dựa trên quan sát của mình, Weins cho biết việc áp dụng chỉ số này ở Pháp đã trở nên "khá phổ biến" trên tất cả năm loại sản phẩm. Ông cũng chỉ ra rằng một cuộc khảo sát gần đây của Samsung cho thấy 86% công dân Pháp nói rằng chỉ số này ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ, trong khi 80% nói rằng họ sẽ từ bỏ thương hiệu yêu thích của mình để có một sản phẩm dễ sửa chữa hơn.
Ông nói: "Điều này thực sự đang thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng một cách đáng kể."
"Chúng tôi biết từ kinh nghiệm, đặc biệt với chương trình dán nhãn nước và năng lượng, rằng nếu bạn muốn các nhà sản xuất cải thiện chất lượng sản phẩm, hãy bắt đầu bằng việc đánh giá và xếp hạng chúng", giám đốc chiến dịch và truyền thông của Tổ chức vì người tiêu dùng (CHOICE), Erin Turner, cũng cho biết trong buổi điều trần.
"Người tiêu dùng thực sự sẽ được hưởng lợi từ một chương trình xếp hạng và đánh giá các sản phẩm về độ bền và khả năng sửa chữa. Sẽ tốt hơn nữa nếu bảng xếp hạng đó được chuyển thành một phần thông tin có sẵn công khai: Một nhãn cho phép họ xem thông tin khi so sánh các sản phẩm với nhau", bà nói thêm.
"Theo thời gian, chúng tôi mong đợi các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh ở lĩnh vực này, nơi họ thấy rằng độ bền và khả năng sửa chữa là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản phẩm của người tiêu dùng."
Bà Turner gợi ý, nếu kế hoạch ghi nhãn như vậy tồn tại, một trong những lĩnh vực sản phẩm đầu tiên có thể được áp dụng sẽ là quyền sửa chữa các sản phẩm điện tử kỹ thuật.
(Theo Pháp luật & Bạn đọc, ZDnet)
Apple ‘bóp’ tốc độ iPhone đời mới?
Apple sẽ sớm bị kiện tại Tây Ban Nha trước cáo buộc bóp tốc độ iPhone mới sau khi cập nhật iOS 14.5.